Mẫu Thượng Ngàn là Đệ nhị Thánh Mẫu trong tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ. Thánh Mẫu Thượng Ngàn mặc áo xanh,
ngồi bên tay phải của Mẫu Thượng Thiên trong Tam tòa Thánh Mẫu.
Giống như Mẫu Thoải, có nhiều
truyền thuyết khác nhau về thân thế của Mẫu
đệ nhị. Có nơi cho rằng bà là con vua Đế Thích, đầu thai làm con vua Hùng
Vương. Khi sinh hạ bà, mẫu hậu vì đau quá mà phải vịn cành quế, nên sau này bà
được đặt tên là Quế Hoa Mỵ nương (hay Quế Mỵ Nương). Nhưng phổ biến hơn cả là
truyền thuyết về việc bà là con của thần núi Tản Viên Sơn tinh và công chúa Mỵ
Nương (trong truyện Sơn Tinh – Thủy Tinh).
Theo thuyết này, bà được cha
mẹ đặt tên là La Bình. Khi còn nhỏ, La Bình đã nổi tiếng là thông minh, tài
giỏi. Khi lớn lên, nàng thường giúp đỡ cha cai quản các vùng rừng núi, dạy dỗ
muôn dân. Nàng luôn tỏ ra là người bản lĩnh thông thuộc mọi việc, nên
được các tù trưởng tôn kính, coi là đại diện xứng đảng của đức Tản Viên. Sau
này, khi cha mẹ bà theo lệnh Ngọc hoàng về trời, trở thành các vị thánh bất tử,
La Bình cũng được phong làm Công Chúa Thượng Ngàn, thay cha trông coi 81 cửa
rừng, các miền núi non, hang động.
Với vai trò mới, bà giúp dân
biết cách trồng cấy, phát rẫy làm nương, làm ruộng bậc thang, dựng nhà, săn
bắt, bẫy thú, chăn nuôi, trồng lúa nếp, chế biến các món ăn…
Hình ảnh Mẫu Đệ Nhị Thượng Ngàn qua nét vẽ của
tranh thờ Hàng Trống được xây dựng
lại từ kĩ thuật thiết kế hiện đại trên máy tính. - Nguồn ảnh: Nhà Hát Việt
|
Bên cạnh đó, bà còn phù trợ nhân dân đánh giặc ngoại xâm. Từ đời Trần đánh quân Nguyên Mông đến cuộc khởi nghĩa của Lê Lợi đánh giặc Minh. Tương truyền bà từng hóa thân thành ngọn đuốc soi sáng đường cho nghĩa quân đi trong rừng đêm. Khu rừng trong sự cai quản của bà cung cấp thức ăn cho nghĩa quân “khi Linh Sơn lương hết mấy tuần”…
Hiện nay, đền thờ bà có ở
khắp nơi, nhưng ba nơi thờ tự chính là đền thờ ở Suối Mỡ, Bắc Giang, đền Bắc
Lệ, tỉnh Lạng Sơn, và đền Đồng Cuông ở Yên Bái. Riêng đền Đông Cuông ở Yên Bái
gắn với tích bà đầu thai làm con gái một tù trưởng ở đây.
Hình ảnh Chầu Đệ Nhị - hiện thân của Mẫu Đệ Nhị Thượng
Ngàn - được tái hiện trong vở diễn Tứ Phủ
của đạo diễn Việt Tú với trang phục lộng lẫy và hiệu ứng hình ảnh ấn tượng. - Nguồn ảnh: Nhà Hát Việt
của đạo diễn Việt Tú với trang phục lộng lẫy và hiệu ứng hình ảnh ấn tượng. - Nguồn ảnh: Nhà Hát Việt
Việc thờ phụng Mẫu Thượng
Ngàn thể hiện sự gắn bó của người Việt với núi rừng, không chỉ trong công việc
làm ăn sản xuất mà còn trong cả chiến trận. Vậy nên nếu ta có “rừng thiêng nước
độc” thì cũng có khi “rừng che bộ đội, rừng vây quân thù”, “rừng vàng biển bạc,
và “Rừng là tài sản quý…” (Hồ Chí Minh). Tín ngưỡng dân gian về tầm quan trọng
của núi rừng dạy ta biết sợ, biết kính, biết nương nhờ, sẽ mãi là tín ngưỡng
hợp với quy luật cuộc sống dù là quá khứ, hay hiện tại và sau này.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét