Quỳnh hoa
công chúa, Quế hoa công chúa là hai vị hầu cận bên Mẫu thượng thiên và Tam tòa
thánh mẫu ( hay còn gọi là Chầu Quỳnh, Chầu Quế). Tuy vậy trong nghi thức hầu
đồng thì không có Chầu Quỳnh, Chầu Quế.
Cũng có quan điểm cho rằng:
Chầu Quỳnh là Chầu Cửu tỉnh,
Chầu được giao coi sóc công việc trong phủ Sòng xứ Thanh, nơi nổi tiếng linh
thiêng.
Chầu Quế là Chầu đệ nhất
thượng thiên, chầu cùng với Chầu Quỳnh là hai người thân cận nhất bên Mẫu,
thường biến hiện, rong chơi khi sơn lâm rừng xanh núi đỏ, khi vào Nam ra Bắc …
Chầu anh linh hiển hách, thường giáng phúc trừ tai, thẳng tay trừng trị kẻ gian
ác, ban tài tiếp lộc cho người hiền lương. Nơi đâu có đền Mẫu, nơi đó Chầu bà
ngự về. Chầu được giao giữ sổ sách Tam Tòa, coi sóc chốn nội cung Phủ Dày _ Nam
Định.
Vì vậy Chầu quỳnh, Chầu quế
thuộc Thập vị thánh chầu và được thỉnh hầu trong nghi thức hầu đồng.
Theo tích xưa thì Quỳnh hoa
công chúa, Quế hoa công chúa là hai tướng của Hai Bà Trưng, sinh ra ở Hà giang,
theo Hai Bà Trưng khởi nghĩa, khi đường cùng thì chạy về quê nhà và tự vẫn ở
Sông Lô. Sau hai bà hiển linh và hầu Mẫu Tam Tòa. Được Ngọc Hoàng sắc phong
Quỳnh hoa công chúa, Quế hoa công chúa.
Theo Sách Đại nam nhất thống
chí, Thần tích Đền Ỷ La và truyền thuyết nhân gian kể lại: xưa có hai nàng công
chúa con Vua Hùng là công chúa Phương Dung ( Quỳnh hoa công chúa – Bia văn tại
Đền) và công chúa Ngoc Lân ( Mai hoa công chúa ), một hôm theo xa giá đến bờ
Sông Lô ( thuộc thôn Hiệp Thuận), nửa đêm mưa to gió lớn, hai nàng đều hóa,
nhân dân trong vùng lập Đền thờ. Đến Triều Vua Cảnh Hưng ( 1738) Đền được xây
dựng quy mô hơn, Năm 1767 nhân dân xây thêm Đền Thượng ( Đền Sâm Sơn, Đền Núi
Dùm) ở phía tả Sông Lô, phía thượng nguồn, thuộc chân núi dùm, thuộc xã Tràng
Đà, thành phố Tuyên Quang, thờ Công chúa Ngọc Lân – người em . Đền Hiệp Thuận ở
hạ lưu gọi là Đền Hạ Tuyên Quang ( Đền Tam cờ), thuộc tổ 4, phường Tân Quang,
thị xã Tuyên Quang, thờ Công chúa Phương Dung - người chị. Theo truyền thuyết
hai ngôi Đền có nhiều linh ứng nên từ xa xưa hai nàng được tôn là Thánh Mẫu.
Khi nhà Trần đi qua Sông Lô
thấy Miếu ven đường ( Tức Đền Tam Cờ ngày nay và Đền Cấm, Núi Dùm), vào bái yết
cầu đảo, được hai bà phù giúp, sau khi thắng trận sắc phong Nhị vị tiên nương
Thủy cung công chúa.
Hai bà hầu cận Mẫu Cửu trùng,
Tam tòa thánh mẫu, nhân dân tôn xưng là Quỳnh nương, Quế nương công chúa. Hai
bà là sự hóa thân của Tam giới: Thiên, Thượng, Thoải, nên môi trường nào thì
phong Ngài theo màu sắc của môi trường đó.
Thanh Lam
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét