Thứ Ba, 19 tháng 2, 2019
Mối quan hệ ĐỒNG THẦY và ĐỒNG ĐỀN trong nghi lễ hầu đồng
Mặc dù là một người quan trọng trong nghi lễ
hầu đồng . Nhưng đồng đền ít có sự chú ý hơn các bài viết hay những nghiên cứu
.
Việc đầu tiên mà Đồng đền đảm nhận là lo hậu
cần cho Đền về mặt vật chất ( Đèn hoa , hương nến cho điện thờ ). Ngoài nhiệm
vụ cai quản đền ( hoặc đền là của họ ) , đồng đền trong nghi lễ hầu bóng phải
làm lễ ít nhất bốn lần
trong năm để thay mặt cho con nhang đệ tử
Đồng đền thường làm vai trò của một đồng thầy
Đồng thầy có vai trò duy nhất mang tính chất
" chuyên nghiệp " trong nghi lễ hầu bóng bởi họ sống bằng nghề , giữ
gìn và quản lý đền phủ . Họ là những người có sự am hiểu về truyền thống , văn
hóa , tín ngưỡng lễ bái . Và một trong nhiệm vụ chính là mở phủ các tân đồng (
tức làm cho truyền thống sống động và tồn tại ) . Họ đóng vai trò chủ chốt
trong việc bảo tồn và duy trì nghi lễ hầu đồng , nhưng vai trò này của họ , rất
đậm nét trong tổ chức lễ bái
Mỗi đồng thầy có con nhang và đệ tử đi lễ và
ra đồng dưới sự " bảo trợ " của họ . Một đồng thầy có thể có rất
nhiều con nhang đệ tử thuộc thế hệ khác nhau , tất cả đều là con nhang của Đền
. Chức năng mà một đồng thầy đảm nhiệm là một ví dụ điển hình của quá trình
chuyên môn hóa trong một xã hội nông nghiệp . Đây cũng là một ví dụ cho thấy sự
đa dạng hóa chức năng của vai trò của đệ tử tính thích ứng của nghi lễ trong
luồng phát triển của nó
Việc mở phủ cho một đồng tân được coi là
mnang thêm phúc cho đồng thầy hay không ? Tôi không nghĩ có hiệu quả trực tiếp
, mà đồng thầy coi đây như nhiệm vụ để cho nghi lễ hầu đồng được thịnh hành và
phát triển
Họ có thể lập gia đình nhưng thường cống hiến
rất nhiều cho Đền , Đồng đền có thể do toàn bộ con nhang để tử chị định hoặc
thường thấy hơn là những người có điện tư và chuyên chú vào việc lễ bái , người
có hiểu biết sâu hơn các đệ tử bình thường , dần dâng được nâng lên điện tư
thành đền chung. Nhiều khi cũng là do cha truyền con nối
Chẳng hạn như trong lễ hầu Thượng Nguyên để
tôn trọng lệ Đầu năm khai ấn , cuối năm xếp ấn. Đồng thầy phải dâng sớ viết
bằng chữ Hán nôm để tổng kết năm cũ đã qua và cầu an cho năm mới đang tới .
Theo như một Đồng thầy thì sớ này không giống như sớ hầu bình thường ( được
đóng dấu bởi thầy cúng trước khi làm lễ ) . Sớ của Đền được dâng cho một nanwm
vị Quan Lớn để ngài đóng triện khi ngài giáng trong buổi hầu đồng lễ Thượng NGuyên
của Đồng đền trước khi hóa ( đốt ) . Việc ngài đóng triện trên sớ của Đền là
dấu hiệu ngài chứng tâm của đồng đền, con nhang đệ tử nhằm cầu được năm mới
bình an
Những quan sát thấy trên đây nhằm để nhấn
mạnh sự phân biệt vai trò giữ đệ tử có đồng bình thường và đồng thầy chứ không
đi sâu vào khả năng chi tiết và tính chất công việc của các đồng thầy
Diễn Đàn Hát Văn Việt Nam ( chép bút )
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
BÀI ĐĂNG NỔI BẬT
Để bát đũa dở, rác thức ăn qua đêm cẩn thận chiêu vong
I/ THÓI QUEN ĐỂ BÁT ĐŨA QUA ĐÊM ………………………………………………............ Nhiều gia đình có thói quen để BÁT ĐŨA DỞ của bữa tối - đến sáng hôm...
BÀI ĐĂNG PHỔ BIẾN NHẤT
-
Theo quan niệm xưa: Nếu vong chết vào ngày, giờ xấu sẽ không siêu thoát được mà đi lung tung, quỷ sứ bắt được sẽ tra tấn khiến vong khai ra...
-
Từ bao đời nay, hàng chục vạn người từng đến thăm ngôi đền Cao (thôn Đại, xã An Lạc, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương) đều tò mò vì không ai b...
-
Người có cốt tiên là người mà trong nhiều kiếp trước đã là Tiên, có thể là một tiên nữ danh phận công chúa, có thể là một vị tiên gi...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét