Nhiều người thanh đồng sau khi ra trình đồng mở
phủ thì đi hết đền to phủ lớn để trình khăn áo bản mệnh. Thực tế không ai hiểu
rõ việc này, tôi từng hỏi một sổ thanh đồng và nhận được những trả lời như sau:
1. Đi trình khăn áo để làm ăn có lộc, nhiều tiền,
làm nghề được đông khách?
2. Đi như thế mới được bề trên chứng?
3.Thấy đồng thầy bảo đi thì đi chứ không biết để
làm gì?
4. Con được ông Hoàng Bẩy về sang tai cho cô đồng
nói là theo đúng trình tự thì phải trình đầu tiên tại đền vua cha Bát Hài, sau
đó đến Mẫu phủ Giày rồi đi đâu thì đi tùy theo điều kiện thực tế?
5. Được nhà Ngài báo mộng là phải đến đền....để
trình
6. Thấy mọi người bảo là sau khi trình đồng xong
thì phải đi trình khăn áo ở các đền, phủ, mới tốt, nhưng không thấy đồng thầy
nhắc đến việc này, nên con tự nhờ người đồng thầy khác mà con quen biết giúp
làm lễ trình khăn áo bản mệnh ở đền...?
7. Con cũng có điều kiện kinh tế, được nhà Ngài ban
cho gặp được đồng thầy có tâm, từ khi ra trình đồng mở phủ mọi việc càng tiến
triển thuận lợi, làm ăn khấm khá, nên con muốn đi lễ nơi xa để chiêm bái và tạ
ơn nhà Ngài đồng thời trình khăn áo bản mệnh, cũng muốn con hương đệ tử của bản
điện đuợc tập trung và cùng đi lễ bái để hưởng phúc lộc...
Nghe xong mới ngẫm rằng:
Người có căn đồng sổ lính khi có nhân duyên với một
đồng thầy (thuộc nhóm soi căn nối quả) sẽ được nguời thầy chấp nhận và giúp làm
những thủ tục để trình đồng mở phủ. Sau đó khăn áo bản mệnh của tân đồng được
để tại bản điện của đồng thầy đủ bách nhật, hàng ngày đồng thầy dâng hương,
cúng lễ, tấu trình việc nhận đồng tân lính mới, nguyện cầu bề trên gia ơn ban
phước cho hương tử được bản mệnh bình an, gia môn cát khánh. Đủ bách nhật rồi
thì tân đồng phải hầu tạ bách nhật yên vị bản mệnh, trong khóa hầu có đem khăn
áo bàn mệnh ra dùng. Kể từ đó khăn áo bản mệnh không đem ra dùng nữa, phải cất
ở nơi sạch sẽ, đến khi lâm chung thì người nhà phải giúp tống táng theo cùng,
vậy mới là đúng phép tắc con nhà Tứ Phủ.
Qua 5 nhóm trên khẳng định:
Nhóm thứ nhất:
Nhóm này nhiều vọng tưởng, tham lam, hám tiền bạc
vật chất, trước sau cũng đi theo con đường bất thiện, nghiệp chướng phát sinh,
mang họa cho bản thân và gia đình.
Nhóm thứ hai:
Nhóm này một đạ hai lòng không phải là con hương đệ
từ tốt hoặc là nhóm đua đồng. Lý do là một người đồng thầy khi đã được bề trên
cấp lệnh, cấp sắc, cho phép lập đình thần tứ phủ (lập điện thờ) thì dẫu đổng
thầy còn nghèo khó, nơi thờ cúng còn giản dị, đơn sơ, vẫn mọi nghi lễ pháp đàn
được nhà Ngài tác pháp, phê chuấn, sự linh ứng không khác bất kỳ đền phủ nào.
Vậy nói đi trình khăn áo ở đền to phủ lớn thì mới được chứng? phải chăng coi
thường đồng thầy và bản điện của đồng thầy, nghĩ rẳng nơi đó bé nhỏ không sứng
bằng nơi to lớn hoành tráng nên không có tiên thánh giáng ứng?
Nhóm thứ ba:
Đồng thầy hoặc không hiểu hết những vấn đề tâm linh
hoặc có mục đích kinh tế nào đó ở đây.
Nhóm thứ tư:
Nhất định có sự mờ ám, không rõ ràng về chân tướng
chư vị ở đây hoặc nói khác đi là có giả thần, giả thánh tá nhập điều khiển.
Không có trình tự nào như thế cả, việc trình khăn áo bản mệnh của thanh đồng có
thể được thực hiện tại bất cứ nơi đâu có đền, điện thờ thuộc hệ thống Tứ Phủ,
những nơi ấy đều là đình thần tứ phủ có tiên thánh giáng ứng, quả vị chư vị có
thể cao thấp khác nhau, nhưng tựu trung đều có nhiệm vụ hướng dẫn, thu nhận,
tác pháp, phê chuẩn, đề xuất, trình báo... ngoại trừ người thanh đồng đó Đầu
đồng thủ mệnh là Vua cha Bát Hài ? thì mới phải đến đó trình khăn áo trước,
nhưng cũng không nhẩt định là như vậy nếu không có đủ điều kiện.
Nhóm thứ năm:
Đây là người được đẩu đồng bản mệnh (đầu đồng thủ
mệnh) hoặc chư vị hướng dẫn vì một cơ duyên nào đó tốt đẹp hơn người.
Nhóm thứ sáu:
Đây đúng là hạng người ăn cháo đá bát, tư tưởng bất
nhất, lòng dạ hẹp hòi. không trung thành, dễ lừa thầy phản bạn. Nếu có thực
hiện việc đó thi lỗi đồng phạm luật sai sót lớn, khó được bề trên dung thứ,
cuộc sống sẽ chìm nổi truân chuyên, gia đạo ngày càng suy thoái, kết qủa nhận
được chỉ là thất bại, cay đắng, uất hận và đau khồ trong nghèo hèn mạt vận.
Nhóm thứ bảy: .
Phần lớn rơi vào nhóm này là đồng bóng (đồng hầu),
họ vừa hầu việc thánh vừa gánh việc trần, có đức tin và lòng thành, sống có
trước có sau, tôn sư trọng đạo, uống nưởc nhớ nguồn, thật là tình nghĩa vẹn
toàn. Việc trình khăn áo trong trường hợp này là nên làm và theo nghi thức sau:
Tại đền to phủ lớn (bất kỳ) đồng thầy giúp con
hương trình bày hương, hoa. trầu, cau, trái quả, rượu, nước, cỗ mặn, vàng tiền,
tầu sớ....theo cồ lệ. Mặc áo bản mệnh cho đồng tân rồi buộc bốn khăn (tứ phủ)
vào đầu cho con hương, đầu tiên là khăn đỏ, tiếp đến là khăn màu xanh rồi khăn
trắng, khăn vàng cuối cùng. Riêng khăn phủ diện, khăn tấu hương và khăn xếp
được trình bày vào một mâm lễ riêng, trên đó kèm theo số tiền thật là 21.000
đồng (nam) hoặc 27.000 đồng (nữ). Công việc tiếp theo là pháp sự khoa nghi do
đồng thầy thực hiện.
Việc trình khăn áo ở đền, phủ ngoài bản điện của
đồng thầy chỉ được thực hiện sau khi đồng tân đã hầu tạ bách nhật yên vị bản
mệnh và việc này chỉ cần thực hiện một lần duy nhất. Đối với những người thật
sự có điều kiện và được đồng ý của đồng thầy mới nên làm hai lần ở hai nơi khác
nhau, tuy nhiên đây không phải là việc khuyến khích.
Như vậy, những ai là người mới ra trình đồng mở phủ
phải lưu ý, việc trình khăn áo tại đền to phủ lớn ngoài bản điện của đồng thầy
sau khi hầu tạ bách nhật là không' cần thiết, ngoại trừ những trường hợp đặc
biệt như nhóm số 5, số 7 đã trình bày ở trên./.
Phúc Tâm Pháp Sư
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét