Trong
nhiều năm Ad làm công việc tâm linh, có người đến tìm thì khốn khổ vì Đền, Điện
ông cha bị đập phá con cháu lụi bại, nhưng cũng lại có những trường hợp buộc phải
giải bản điện, bởi nếu không giải thì hậu quả thật khôn lường.
Nơi thì tìm mọi cách để phục dựng lại Đền chùa miếu mạo, nơi lại muốn giải linh bản điện, giải binh, âu cũng là muôn vàn lý do, xây rồi lại phá, phá rồi lại xây, quy luật cuộc sống xưa nay vẫn vậy. Bài viết hôm nay xin chia sẻ với các bạn về Binh là gì, có những loại Binh nào, Điện là gì, vì sao phải giải Binh, vì sao phải giải bản điện và cách hóa giải nhé.
Nơi thì tìm mọi cách để phục dựng lại Đền chùa miếu mạo, nơi lại muốn giải linh bản điện, giải binh, âu cũng là muôn vàn lý do, xây rồi lại phá, phá rồi lại xây, quy luật cuộc sống xưa nay vẫn vậy. Bài viết hôm nay xin chia sẻ với các bạn về Binh là gì, có những loại Binh nào, Điện là gì, vì sao phải giải Binh, vì sao phải giải bản điện và cách hóa giải nhé.
BINH:
Cõi dương gian có đội quân thì
cõi âm thế cũng có một lực lượng tương tự, vì thế, cổ nhân bảo "trần sao
âm vậy", âm - dương đồng nhất lý. Binh là đội quân ở cõi âm thế, là hành
sai, là công cụ đắc lực và nhanh chóng để thực hiện công việc cùa bề trên.
.Binh được phân chia từ cao xuống thấp theo thứ tự như sau:
Thiên binh - Binh 4 phủ - Binh
trần triều - Binh bản bộ. Trong các loại Binh lại phân cấp ra binh tinh nhuệ và
binh thường.
THIÊN BINH:
Thiên binh do Vua cha Ngọc
Hoàng quản, chỉ dùng để tham gia đánh trận Chứ không trấn bản đền, bản điện của
các vị thánh 4 phủ.
Trong các loại Binh thì Thiên
binh là tinh nhuệ và nghiêm nhất, Thiên binh kỷ luật cực kỳ nghiêm ngặt, và chỉ
làm theo lệnh. Để điều khiển được Thiên Binh, triệu người may ra mới có một
người.
BINH BỐN PHỦ:
Binh bốn phủ do Vua cha Bát Hải
quản.
Binh này tinh nhuệ xếp sau
Thiên Binh. Được phân chia cho tất thẩy nhà thánh quản lý. Cửa nào sắc phục đó.
Thiên đỏ, Thoải trắng, Nhạc xanh, Địa vàng. Nhưng lưu ý, Binh phủ này không
được đánh đồng cùng binh phủ kia. Binh này sẽ được các nhà thánh trấn giữ bản
đền của vị thánh đó hay con cái của họ. Chính vì được nhà thánh đưa về trấn bản
đền bản điện cho con cái nên mới cần yên ngôi chính vị.
BINH TRẦN TRIỀU:
Binh trần triều do Đức ông Trần
triều quản.
Binh trần triều cũng có binh
thường và tinh nhuệ. Binh thường được đưa về để bảo vệ vòng ngoài cho bản điện.
Binh tinh nhuệ đùng để mang đi đánh trận, đánh tà.
BINH BẢN BỘ:
Binh bản bộ là loại Binh ở cấp
thấp nhất do các Thầy quản lý, dạng Binh bộ này tốt hay xấu là do Chủ của nó,
thường Binh bản bộ không có kỷ luât và yếu. Binh bản bộ làm việc theo lệnh của
thầy, giúp đỡ, phá phách người dương và chống cả người âm. Sau khi hoàn thành
nhiệm vụ, binh được cúng lễ đàng hoàng như lính được tướng khao thưởng ngày xưa.
Lễ vật cúng binh từ đơn giản là muối gạo, nổ, cháo hoa cho đến long trọng với
đủ thịt cá trái cây rau quả...
Binh bản bộ lại bao gồm binh
thầy theo pháp tam giáo và binh thầy theo phép sơn trang( dân tộc).
Dạng Binh theo tam giáo đa số
là vùng đồng bằng, Các thầy sử dụng "Tĩnh" làm nơi thờ cúng. Trong 1
tĩnh có sắc lệnh triệu Binh và thờ những vị sau: Phật. Tam thanh. Mẫu. Trần
triều hay Độc Cước. Hạ ban thờ Ngũ hổ. Tổ, Tổ sư. Có chỗ thờ cả tướng trời như:
Triệu Công Minh, Tề Thiên Đại Thánh, Na Tra… Có lẽ các thầy muốn dựa vào oai
các vị này mà khiển binh cho dễ.. Các thầy này binh sẽ do tổ truyền lại cho,
hoặc sẽ tự đi thu binh các nơi về làm binh.
Dạng Binh theo phép Sơn Trang:
Binh của các thầy vùng núi phía bắc thờ trong nhà tên gọi là Binh rừng. Các
thầy này thường sẽ thờ bà chúa Mán, chúa Then, Chúa Mường hay thờ Chúa sơn
trang. Binh này cũng được truyền từ đời trước, hoặc sẽ đi thu binh ở trên rừng,
núi.
Binh có rất nhiều loại. Tùy
theo khả năng tu luyện và phương tiện sử dụng mà thầy chiêu mộ loại binh nào.
Phổ biến nhất vẫn là binh Đại càn, binh chiến sĩ, binh ngũ hổ ... ghê gớm hơn
thì có binh rừng, binh tà A-rặc... Mỗi loại binh có câu chú luyện riêng. Trước
khi thỉnh binh, bàn thờ phải có đủ nhang đèn, trầu, rượu, nước, thuốc lá...Muốn
luyện binh phải đi tìm những nơi nghĩa địa, chiến trường xưa, vùng đất từng bị
ôn dịch chết nhiều... nơi đó mới có nhiều vong lang thang, dễ cho thầy chiêu
mộ.
ĐIỆN LÀ GÌ:
Điện thờ là một hình thức thu
nhỏ của Đền thờ các vị Thánh trong tín ngưỡng tứ phủ, Điện thờ có thể của cộng
đồng hoặc tư nhân, nhưng đa số là tư nhân.
VÌ SAO PHẢI GIẢI BINH, GIẢI
ĐIỆN:
Là thủ nhang đồng điện nhất tâm
phụng sự cửa cha cửa mẹ tới mãn chiều xế bóng, tuy vậy do một số lý do mà việc
thờ cúng không thể tiếp tục được, ví dụ: Trong gia đình không có ai có căn
Đồng, không có ai tiếp quản nên xin Thải đồng và giải điện. hoặc Không có căn
Đồng nhưng nghe Thầy ra Đồng lập Điện, trong thời gian được ra Đồng nhưng không
biết lễ nghĩa, phép tắc, dối trên lừa dưới, tự thân lừa thân, nhận thấy sai
phạm trầm trọng, tất phải xin thải Đồng, giải Điện. Hoặc cũng có trường hợp do
lý do khách quan của thời kỳ có chủ trương phá đền chùa, miếu mạo nhưng chưa
giải được về phần âm..v..v…Lúc này cần tìm thầy giúp để giải binh, giải bản
điện, để tránh tình trạng lỗi phép với Chư Phật, Chư Thánh và Binh quấy quả gia
chủ.
CÁCH HÓA GIẢI:
1. GIẢI ÂM BINH:
Trước tiên phải xác định được
thầy trước có nuôi âm Binh không, nếu có thì dùng một trong hai phương pháp.
Phương án 1: Thầy sẽ thu về làm
binh bản bộ của mình. Phương án này thầy cầm binh nào cũng có thể làm được.
Phương án 2: Trả về cho ông Tổ
của ngạch Phù thủy. Phương án 2 chỉ thầy có sắc, ấn cao mới làm được.
2. GIẢI BINH TRẤN BẢN ĐIỆN:
Giải âm binh trong bản điện
xong thì giải đến binh trấn bản điện.
Cách làm: Lập đàn. Tờ đơn lá
sớ. Thỉnh mời Tứ Phủ, xin gửi lại binh.Phương pháp này thầy cần có ấn sắc.
Xong thì giải linh bản điện.
Đó là trường hợp chính thống,
còn trường hợp bị các thầy ký binh hay cho binh đến làm hại gia chủ. Trường hợp
này thì tìm thầy cao tay để giúp cho, thường thì các thầy phù thủy sẽ né nhau
không làm trực tiếp, chỉ giảng hòa hay xin hộ.Nếu ko tìm đc thầy, Gia chủ nên
xuống cửa Vua Cha Bát Hải làm tờ Trạng tấu lên cha, xin giúp đỡ.
Các bạn thân mến, qua những
chia sẻ trên đây mong muốn sẽ góp thêm một phần nhỏ vào kho kiến thức của các
bạn nhé.
Đồng Âm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét