Từ Quốc lộ 38 (đoạn giao giữa
Hưng Yên và Hà Nam), men theo đê sông Hồng xuôi lên phía Bắc khoảng 3km ta sẽ
tới đền Quỳnh Hoa. Đền nằm dưới chân đê, trên một khu đất khá bằng phẳng, lưng
đền dựa vào đê, mặt hướng về làng Hoàn Dương (xã Mộc Bắc, huyện Duy Tiên, tỉnh
Hà Nam), với tâm niệm muốn thần phật che chở bảo vệ dân làng.
Đền Quỳnh Hoa đang trong quá trình phục dựng trên nền
móng cũ.
|
Thánh Mẫu Liễu Hạnh và tín ngưỡng thờ Mẫu
Trong tín ngưỡng dân gian của người Việt cũng như một số
dân tộc anh em, việc tôn thờ nữ thần, thờ Mẫu là một hiện tượng khá phổ biến và
có căn nguyên lịch sử xã hội sâu xa.
Việc coi trọng phụ nữ, coi trọng vai trò người mẹ, người vợ
ở nước ta có một truyền thống tốt đẹp và có sức sống mãnh liệt trong văn hóa
dân gian. Đây chính là cơ sở chính trị và xã hội, cơ sở tinh thần và tâm linh,
đã hình thành và phát triển tục thờ nữ thần, tục thờ các bà mẹ, các Mẫu, một
tục có từ thời Văn Lang, Âu Lạc và còn truyền lại cho đến ngày nay, chính là
tục thờ thần của người Việt cổ.
Đền thờ Quỳnh Hoa ở Mộc Bắc, Duy Tiên, Hà Nam vì vậy vừa có
sự tích riêng, vừa có hình tượng Mẫu Liễu Hạnh chung trong đời sống tâm linh
của nhân dân ta.
Tín ngưỡng thờ Mẫu thể hiện một đời sống tâm linh tao khiết
của người Việt. Đến thế kỷ 16, dòng tín ngưỡng thờ Mẫu đã được phong phú thêm
bởi sự được tôn phong Thánh Mẫu của công chúa Liễu Hạnh. Ngài cũng có một nguồn
gốc, nhưng Ngài không xuất thân từ thiên thần như Thánh Mẫu Thượng Ngàn, Ngài
được xem là một nhân thần, nhưng không phải là nhân vật có thật như Ỷ Lan Thánh
Mẫu, mà là một nhân vật huyền thoại.
Có nhiều dã sử
chép sự tích Thánh Mẫu Liễu Hạnh. Bản ghi chép có niên đại sớm nhất là Truyện
Nữ Thần Vân Cát trong tác phẩm Truyền Kỳ Tân Phả của Hồng Hà nữ sĩ Đoàn Thị
Điểm (1705 – 1748), rồi tác phẩm Hội Chân Biên của Thanh Hòa Tử kể sự tích
“Sùng Sơn Thánh Mẫu” ra đời dưới thời Nguyễn vào năm 1847.
Điển tích ghi trong “Quảng cung
điền” và “Quảng cung linh từ phả ký”, bà chính là con gái thứ hai, tên Quỳnh
Hoa của Ngọc Hoàng, được giáng sinh vào nhà họ Phạm ngày 6/3/1434. Khi đó, bà
được đặt tên là Phạm Thị Nga, có nhan sắc nghiêng nước nghiêng thành, nhưng
không chịu lấy chồng. Bà quyết tâm ở nhà phụng dưỡng cha mẹ, cứu giúp người
nghèo, tu sửa đền chùa. Nhưng vào ngày 30 tháng 2 năm Quý Tỵ (1473) thời vua Lê
Thánh Tông, thì bà về trời, thọ 40 tuổi.
Tương truyền, Mẫu Liễu Hạnh lần
hai đầu thai, trở về cuộc sống trần thế ở thôn Vân Cát (Vụ Bản, Nam Định) khi
trong hội bàn đào, tiên nữ đánh rơi, làm vỡ chén ngọc, bị Ngọc Hoàng “đầy” làm
con gia đình Lê Thái Công, ở thôn An Thái. Đó là vào năm Thiêu Hựu, đời Hậu Lê
(1557), khi phu nhân Lê Thái Công hạ sinh được một cô con gái, ông đặt tên là
Giáng Tiên.
Lớn lên, Giáng Tiên xinh đẹp
lại thêm giỏi văn thơ, đánh đàn thổi sáo và soạn nhiều bài hát rất hay. Năm 18
tuổi thì kết duyên cùng Đào Lang, là con nuôi của một vị quan trí sĩ ở cùng
làng. Tuy nhiên, ba năm sau, vào ngày mồng 3 tháng 3, Giáng Tiên đột ngột từ
trần.
Vì Ngọc Hoàng thấy bà chưa hết
hạn đi đày, lại bắt trở xuống thế gian. Lần thứ ba này, bà đầu thai là vị nữ
thần, đi theo là hai ngọc nữ Quế Nương và Thị Nương. Theo lệnh thiên đình, ba
tiên nữ đã hiện xuống giữa ban ngày ở vùng Phố Cát, tỉnh Thanh Hoá. Rồi sau đó,
họ đã chu du khắp đất nước, làm phúc cho muôn dân…
Từ hằng trăm năm nay, mặc dù
trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam, có một hệ thống thần linh cực kỳ đa dạng,
một thế giới đông đảo các Mẫu được dân gian tôn thờ. Thánh Mẫu Liễu Hạnh vẫn
sừng sững trong niềm tin của dân chúng, ngày càng lan rộng ra nhiều nơi, Ngài
được liệt vào một trong Tứ Bất Tử của thần linh Việt Nam (Thần Tản Viên, Thánh Gióng,
Chữ Đồng Tử, và Liễu Hạnh Thánh Mẫu).
Tín ngưỡng thờ Mẫu là nhu cầu
xuất phát từ tâm linh của người dân Việt và tồn tại theo dòng lịch sử để trở
thành một nét văn hóa truyền thống nói lên ý thức tưởng nhớ tổ tiên, lòng tôn
kính vì sự biết ơn, vì lòng tin tưởng. Sự tích Thánh Mẫu Liễu Hạnh và sự thờ
phụng Ngài của người dân Việt là những trang văn hóa đặc trưng, mang ý nghĩa
giáo dục sâu sắc, mãi mãi còn giá trị với thời gian.
Đền Quỳnh Hoa và tâm niệm người dân Hoàn
Dương
Đền Quỳnh Hoa là một trong những
ngôi đền thờ phụng Công chúa Liễu Hạnh có từ hàng trăm năm nay. Theo cụ Phạm
Văn Đúm (79 tuổi) , một người dân địa phương, thành viên trong ban khánh tiết
phục dựng đền Quỳnh Hoa cho biết:
“Đền Quỳnh Hoa có gốc tích từ
hàng trăm năm nay, tên nguyên bản ban đầu là Quỳnh Hoa, lấy theo tên khi Ngài
còn là công chúa, con của Ngọc Hoàng . Trong quá trình công chúa Quỳnh Hoa bị
lưu đày xuống nhân gian đã hóa thân trong 3 giai đoạn. Hầu hết trong những lần
hóa thân của mình, công chúa Quỳnh Hoa (nhân gian hay gọi là công chúa Liễu
Hạnh) đều thể hiện sự đức độ từ bi, cứu giúp dân nghèo, phổ độ chúng sinh.
Trong thời gian lưu lạc nhân
gian, công chúa Quỳnh Hoa nhiều lần được nhà vua mời giúp dẹp giặc xâm lăng.
Ngài liền đem quân giúp vua trừ giặc xâm lăng, bảo vệ bờ cõi. Thời bình, Ngài
phiêu lưu khắp bốn bể nhân gian, sau đó có dừng chân tại vùng Thường Tín, Trấn
Nam Sơn Thượng (nay là xã Mộc Bắc, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam). Ở đây, Ngài đã
dạy cho người dân nghề trồng dâu nuôi tằm, canh tác lúa nước, giúp đời sống
nhân dân sung túc hơn. Trong những lúc nước lũ dâng cao, Ngài chỉ đạo dân chúng
đắp đê trị thủy, mở mang bờ cõi, lúc hạn hán thì lập đàn cầu mưa, công đức
người dân đời đời tưởng nhớ. Sau đó Ngài hóa tại đây.
Ông Hoàng Văn Thương (ngoài cùng bên trái), cùng các cụ trong bán khánh tiết phục dựng đền Quỳnh Hoa. |
Để tưởng nhớ công
lao to lớn của Ngài, người dân vùng này mới lập đền thờ phụng lấy tên là Quỳnh
Hoa, hương khói quanh năm. Từ đó dân làng cũng làm ăn khấm khá, đời sống ổn
định ấm lo”.
Cụ Đúm cũng cho biết, trước
đây, đền Quỳnh Hoa nằm ngoài đê sông Hồng, chỉ được dựng bằng tranh tre nứa lá.
Trải qua thời gian, đến thời nhà Nguyễn, được lệnh của triều đình phải đắp đê
trị thủy, người dân mới chuyển đền từ ngoài đê vào trong chân đê, xây dựng
thành ngôi đền khang trang hơn.
Năm 1947, theo dòng chảy toàn
dân kháng chiến, người dân thôn Hoàn Dương đã phá đi 5 gian đền Quỳnh Hoa để
cho cho giặc Pháp không có nơi trú ngụ, lúc này chỉ còn lại một chút hậu cung
để người dân thờ phụng. Đến năm 1951, đền Quỳnh Hoa lại tiếp tục bị lính Pháp
phá hủy gian hậu cung còn lại, lúc này người dân phải chuyển tượng thờ Mẫu vào
trong làng để gìn giữ, sau đó chuyển tượng Mẫu vào chùa làng để hương khói.
Theo các bậc cao niên trong
làng cho biết, đền Quỳnh Hoa cũng có 4 sắc phong từ các thời vua chúa trong
lịch sử, nhưng hiện tại đã bị rách một sắc phong không đọc được, chỉ còn lại 3
bản sắc phong. Một trong những sắc phong rõ ràng nhất là từ thời vua Khải Định,
với nội dung chính là giao việc hương khói thờ phụng đền Quỳnh Hoa cho dân làng
Hoàn Dương, phong công chúa Liễu Hạnh “Thượng đẳng thần hộ quốc”.
Bản dịch sắc phong thời vua Khải Định bằng tiếng Hán. |
Hiện nay đền Quỳnh
Hoa đã bị phá đi hầu hết, chỉ còn lại một chút nền móng cũ. Tuy nhiên, người
dân thôn Hoàn Dương vẫn ấp ủ phục dựng lại ngôi đền này, để có thể tiếp tục thờ
phụng hương khói.
Xuất phát từ những ý nghĩa tốt
đẹp cũng như việc ý thức bảo tồn những giá trị tâm linh của nhân dân Hoàn
Dương, ông Hoàng Văn Thương, một người con của vùng đất Duy Tiên, Hà Nam đã
đứng lên hô hào và phục dựng lại đền Quỳnh Hoa, thỏa lòng mong ước của người
dân bấy lâu nay.
Ông Hoàng Văn Thương cho biết:
“Đền Quỳnh Hoa là một trong những ngôi đền linh thiêng của người dân thôn Hoàn
Dương. Người dân từ xưa đến nay, hễ có việc cầu khẩn thì đều rất linh ứng. Tuy
nhiên trải qua quá trình lịch sử, đền Quỳnh Hoa đã không giữ được những kiến
trúc như ban đầu, chính vì lẽ đó, tôi cùng người dân thôn Hoàn Dương mới hợp
sức phục dựng ngôi đền. Đem tâm nguyện bao năm gắng sức vì lợi ích chung của
cộng đồng.”
Cũng theo ông Thương, đền Quỳnh
Hoa sẽ được xây dựng lại mới trên nền móng của ngôi đền cũ. Đền được khởi công
từ 1/3/2017 và dự kiến sẽ hoàn thành vào 1/3/2019. Toàn bộ diện tích quần để
đền Quỳnh Hoa rộng 4366 m2, có điện thờ chính cùng các công trình phụ trợ đặc
sắc. Được biết, toàn bộ kinh phí xây dựng đền đều từ nguồn xã hội hóa.
Đền thờ Mẫu Liễu Hạnh tại đền
Quỳnh Hoa là một trong rất nhiều ngôi đền thờ Mẫu Liễu Hạnh trên khắp đến nước
như ở Phủ Tây Hồ (Hà Nội), Phủ Dầy (Nam Định), Phủ Đồi Ngang (Ninh Bình), Đền
Sòng (Thanh Hóa)… Tuy các địa điểm khác nhau, có những phong tục cũng như lễ
nghi khác nhau nhưng tất cả đều có chung một niềm tin, một vị nữ thần, một vị
Thánh Mẫu hiện hữu trong dòng chảy nhân gian.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét