Người có cốt tiên là
người mà trong nhiều kiếp trước đã là Tiên, có thể là một tiên nữ danh phận
công chúa, có thể là một vị tiên gia thần thông quảng đại, cũng có thể chỉ là
một tiên nữ hầu trà….
Vì lý do nào đó cho một mục đích và nhiệm vụ cụ thể, “Bề trên” yêu cầu phải
tiếp tục tu tập để hoàn thiện tới chứng đắc quả tu thực sự, nên lại tiếp tục
hành trình tái sanh cõi nhân làm người phàm trần, trau dồi đạo đức, rèn luyện
tinh thần, tu nghiệp, tu thân.
Người mang căn tiên
là người trong một số kiếp trước tuy đã tu tập đắc đạo (thường là con nhà tứ
phủ) nhưng chưa được thành tiên theo luật cõi giới, vì vẫn còn một số vướng
mắc, nên tiếp tục theo luật Nhân Quả định nghiệp, tái sanh cõi nhân làm người
phàm trần để rèn luyện và học tập, trả hết duyên, nghiệp, nợ.
Người có cốt tiên
sau khi học tập và rèn luyện ở nhân gian, tới khi thọ dương đã mãn sẽ tiếp tục
hành trình còn dang dở, trở về nơi tiên giới nhận lĩnh nhiệm vụ và quyền hạn
khác với danh phận và thần thông trước kia.
Người có căn tiên
sau khi tu tập ở kiếp người, mãn số gặp cửu huyền thất tổ, thì có thể trở thành
tiên và cũng có thể không trở thành tiên, điều này tùy vào duyên, nghiệp, nợ
vẫn còn hay đã dứt.
Việc tu tập của
người có cốt tiên và người có căn tiên không quan trọng là phải theo đạo mẫu
hay đạo phật…., cái đó tùy duyên, nhưng việc học tập và rèn luyện đòi hỏi sự
giác ngộ, bởi vậy người đạo hạnh càng cao thì càng gian lao khổ ải.
Người có cốt tiên dù
trải nghiệp theo đạo phật hay theo đạo mẫu, về sau vẫn trở thành tiên. Trong
khi đó người có căn tiên tu tập theo đạo phật hoặc đạo mẫu chỉ có một kết quả
là kiếp sau dễ thành tiên.
Qua phân tích trên
chúng ta thấy việc chứng đắc quả vị Tiên, Thánh không phải là dễ dàng đạt được,
công đức ngàn năm công phu vạn kiếp mới nên, bởi vậy một khi danh phận Tiên,
Thánh chân chính được xác định thì không bao giờ tá nhập, giáng ứng vào thân
xác người phàm trần, chỉ dùng năng lực thần thông để điều khiển gián tiếp như
truyền linh vào suy nghĩ, vào lời nói (nói không chủ định trước, tự nhiên thốt
lên nói ra) vào hành động (phản xạ tự nhiên không nằm trong tâm thức). Vô cùng
hiếm hoi những trường hợp nhà Ngài giáng ứng đồng nhân chỉ phán thông truyền,
nếu có thì đây phải là hoàn cảnh và con người đặc biệt.
Người có cốt tiên
thường có phẩm hạnh, tư cách hơn người, nhưng hình hài không nhất định phải đẹp
đẽ, có thể mỗi kiếp mang một thân phận và hình hài khác nhau. Người có cốt tiên
thường có những cảm giác lạ thường, linh tính nhạy bén, tiên đoán chính xác,
nên tu tập dễ thành chính quả.
Người có căn tiên có
thể có một số khả năng đặc biệt nhưng cũng có thể không có, cái đó tùy duyên.
Người có cốt tiên, người có căn tiên thường có một vài cảm giác lạ như thường
nóng ở vùng sau gáy chạy dọc theo sống lưng (dọc xương sống), hoặc hay nóng ở
trong đầu, hoặc cảm giác lạnh ở vùng ngực, lạnh ở hai cánh tay, lạnh ở hai
chân.
Người có cốt tiên,
căn tiên, thường có mức độ tu tập cao, có khả năng soi căn, nối quả, gọi hồn
(đồng dí), bản chất những khả năng đó được xác định là do từ kiếp trước tu tập
có thần thông.
Chúng
ta phải lưu ý:
1.Người đã mang trên thân mình hai chữ căn đồng, mắc nợ tứ phủ thì không thể tu
tập thành tiên được, tùy duyên có thể tu tập thành thần.
2.Một số người khác có căn đồng là do nghiệp của tổ tiên để lại, có hai vấn đề:
- Hoặc gia tiên tiền tổ có nhiều linh căn muốn con cháu tiếp tục làm lính, làm
ghế để tu tập, tạo lập công đức cho bản thân và dòng họ.
- Hoặc do nghiệp chướng tổ tiên quá nặng, gia tiên yêu cầu phải lựa chọn người
đi theo con đường tu để khai sáng, giác ngộ dòng họ và tiến hành giải nghiệp.
Phúc Tâm Pháp Sư
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét