RẰM THÁNG BẢY VÀ CÚNG CHÚNG SINH CÔ HỒN
Dân gian truyền khẩu rằng "rằm tháng Bảy xá tội vong
nhân", cho rằng các vong linh bị giam ở nơi điện ngục vào ngày đó được xá
tội và thả ra . Tuy nhiên sự hiểu này không đúng, vong đã phạm tội ác phải bị
giam cầm nơi địa ngục thì vĩnh viễn trong tăm tối, rất cực khổ, hàng ngày đều
phải chịu hành hình và tra tấn theo những tội lỗi tương ứng đã gây ra trên cõi
trần gian. Chỉ có duy nhất ngày rằm tháng Bảy là không bị đánh đập, khảo
tra..... cho nên nói xá tội vong nhân là như vậy. Những vong linh nào tội
nghiệp nhẹ, biết sám hối, giác ngộ, tu thân, thì mới được ân xá, được tự do.
Trong ngày này nếu như có người thân trên nhân gian tín tâm,
biết nhờ tới Thầy pháp cầu siêu, thoát linh địa ngục cho, thì những vong linh
trong địa ngục mới được Hội Đồng Quan Sai Địa Phủ xem xét tội trạng, công đức
thân nhân và ban ân xá , giống như chim sổ lồng , thưởng hít không khí trong
lành, ngắm cảnh bầu trời xanh bao la, tự do tự tại.
Đó là nói những vong bị giam nơi điện ngục, còn những vong linh
cô hồn mà chúng ta thường gọi là chúng sinh thì có muôn hình vạn trạng, rất là
đa dạng, có kẻ xấu, có người tốt, không phải tất cả chúng sinh đều thuần thiện.
Tuy có 12 nghiệp: Sĩ Nông Công Thương Lý Bốc Nho Y Ngư Tiều Canh Mục nhưng chỉ
có thập loại chúng sinh cô hồn.
Những cô hồn ta hiểu là những vong linh không nơi nương tựa,
không ai cúng thờ, không người thân họ hàng, hoặc là chẳng còn người thân họ
hàng nào hết. Chết vì bom đạn chiến tranh, chết vì đói khát nơi đầu đường xó
chợ, chết rồi vì nhiều lý do không thể về được quê hương bản quán bơ vơ đói
khát nơi đất khách quê người......Vì có quá nhiều những vong linh thuộc dạng
này nên khi cúng lễ thường nói là cúng chúng sinh - đây là một bộ phận nhỏ
trong chúng sinh giới.
Do đặc tính cô hồn như vậy nên không phải vong hồn nào cũng
thiện chí khi đón nhận việc cúng lễ của người trần. Có những vong không hài
lòng với những thực đơn hiến cúng, nên sẽ phá phách, quấy nhiễu gia chủ, bởi vì
không phải lễ cúng chúng sinh (cô hồn) chỉ đơn giản là muối , gạo, xôi , bỏng
ngô, bim bim, vài hộp sữa hút, ít trái cây, vài lon bia, mấy ly rượu, những bộ
quần áo bé xíu chỉ dành cho bọn con nít ......Cái này còn phụ thuộc thói quen,
tập quán sinh hoạt từng vùng miền, nhưng cơ bản luôn phải có Đường, Muối, Gạo,
Diêm, Nước, hương, hoa, trầu cau, trái cây, xôi, khẩu thịt, rượu.
Việc cúng lễ cô hồn không đơn giản như nhiều người lầm tưởng
rằng mình đã mất công cúng kiếng họ như vậy thì họ sẽ giúp cho mình điều này
hay, điều kia tốt. Thực tế thì họ không giúp được gì cả, chỉ có những vong linh
Gia tiên tiền tổ của gia chủ đó mới thường xuyên đi theo và quan tâm giúp đỡ
cho con cháu của họ trên cõi nhân gian, người dưng nước lã thì người ta quan
tâm đến làm gì. Mời họ ăn uống thì họ vào ăn, nếu ngon họ lần sau đến tiếp,
không ngon họ đổ đi, vứt bỏ, chê bai đủ điều, thậm chí còn vả cho mấy cái. Mà
phải cái nếu có cúng đồ ngon, sau số người đến đòi ăn cứ theo cấp số cộng mà
tăng lên. Trước cúng 1 con gà, 1 mâm xôi chỉ cho nhóm 20 cô hồn, rồi số người
tăng lên không đủ mà ăn chia nữa, trong lòng họ sinh ra đố kỵ, ghen ghét....rồi
xảy ra điều gì tồi tệ với gia chủ thì bản thân người đó cũng chẳng hay biết
nguyên nhân do đâu.
Đó là còn chưa nói đến trong số cô hồn ( chúng sinh) đó còn có
cả bọn yêu tinh, yêu quái đặc tính hung hãn, quấy phá, làm loạn.
Một vài ví dụ qua đó đủ hiểu việc cúng kính lễ bái những vong
linh đó hay dở thế nào. Chỉ những nơi Chùa Chiền, Đền Điện, Miếu Phủ mới có thể
làm, vừa cho họ ăn uống, vừa giáo huấn giác ngộ. Bản thân mỗi nhân sinh bé nhỏ
không thể làm được cho họ điều gì cả, nếu ai cũng tự ý bày biện cúng lễ thì thứ
nhất là mê tín (vì không hiểu gì hết, u mê tăm tối, mù về tâm linh). Đã mê tín
thì hậu quả của nó nói không hết được. Thứ hai là lãng phí tốn kém thời gian,
công sức, tiền bạc (Có người còn hóa mã cho chúng sinh cô hồn tới vài triệu
thậm chí hàng trăm triệu tiền vàng mã). Thứ ba là làm đảo lộn trật tự nơi âm
giới vì chúng sinh cô hồn đó trước đây vẫn chỉ đến những nơi nhất định, đúng
luật giới để nhận hưởng thức ăn, đồ dùng, nay con người tùy tiện cúng lễ nên
bọn chúng đến nhà dân nhiều hơn, không quan tâm đến nơi mà đáng lẽ họ phải đến
nữa, như thế vong sẽ quấy nhiễu, tự tung tự tác ( mời họ đến ăn uống quen thói
rồi, nếu không cúng kính đồ thường xuyên, đều đặn, ngon lành là chúng phá phách
đừng có mong được yên thân)
Nơi chúng sinh cô hồn đến để nhận hưởng lễ vật, đồ ăn thức uống là nơi Chùa
chiền, đền điện, miếu phủ. Ở đây có hành sai giám sát nên chúng sinh trật tự,
không tranh cướp hỗn loạn. Ngoài ra còn hướng theo lời dăn dạy của Phật, Thánh,
Thần mà tự mình có thể giác ngộ để có được những thay đổi lớn lao trong tư thế
hình hài lối sống.
Những nơi không thuộc phạm vi trên thì không nên cúng lễ chúng
sinh, điều đó có thể xảy ra những kết quả trái ý, và chuốc lấy tai ương. Người
hiểu về tâm linh thì biết rằng mọi việc phải tuân theo trật tự, phân theo các
cấp quản lý cụ thể, đúng chức năng và chuyên ngành.
Tóm lại, phải hiểu rõ vấn đề tâm linh trước khi làm những việc
liên quan tới tâm linh, như vậy mới thực sự tạo phước cho bản thân và gia đình.
Điều quan trọng nhất là hãy quan tâm nhiều hơn đến Cửu huyền Thất Tổ hay là Hội
đồng Gia tiên nhà mình, cúng lễ cho thường xuyên, chu đáo, đó mới chính là cái
gốc an lành và hạnh phúc nhất của chúng ta.
Phúc Tâm Pháp Sư
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét