Động vật có xương sống, có thân nhiệt và khí huyết, đẻ con và
nuôi con bằng sữa, thì có 1 hồn, 1 vía (có hồn, vía) và thường có trí
khôn.Chẳng hạn như các loài: Trâu, Bò, Chó, Lợn, Mèo, Dê, Ngựa…
Gia cầm, Thủy cầm và lớp Chim nói chung tuy cũng có xương sống, có khí huyết,
nhưng chỉ đẻ trứng và ấp nở thành con, thì không có hồn, vía.
Trong lục đạo có đường (cõi) Súc Sinh, những tội nhân phạm vào
trọng nghiệp bị đưa vào cõi này, tùy duyên mà tái sinh luân hồi chuyển kiếp
thành động vật hoặc gia cầm (gà, ngan, vịt..), thủy cầm (cá, tôm, cua..) hoặc
các loài chim…
Trong trường hợp vong hồn bị đầu thai mang hình hài loài súc vật như Trâu, Bò,
Chó, Lợn…Nếu như vì một nguyên nhân đặc biệt, chúng ta biết được đó là do một
vong hồn đầu thai chuyển kiếp, thì nên nuôi nó cho tới lúc nó hết tuổi thọ thì
thôi. Khi chết rồi vong hồn ấy sẽ tiếp tục con đường tái sinh luân hồi chuyển
nghiệp tùy theo duyên phận, có nhiều cơ hội tiếp cận với cõi Nhân (người).
Nếu không ai hay biết, con vật đó bị đem ra giết thịt phục vụ nhu cầu con
người, thì vong hồn không thể nào tái sinh chuyển sang kiếp người được vì chưa
hết thời hạn của kiếp súc vật. Vong hồn này vẫn phải tiếp tục đầu thai trở
thành động vật và theo quy định của Âm Giới Luật, phải sau 12 lần bị giết mổ
như thế thì vong hồn mới được chuyển kiếp tái sinh vào cõi Nhân làm người.
Cũng tương tự như với trường hợp trên, vong hồn chuyển kiếp tái sinh luân hồi
gá mượn thân xác loài Thủy cầm hoặc loài Chim để tồn tại, tá nhập và điều khiển
chúng. Trường hợp này thì khác với trường hợp mang hình hài loài súc vật, vì
những loài thủy cầm hoặc Chim không có hồn vía.
Trong trường hợp đối với loài Chim, nếu như người có tâm phóng sinh, mua về rất
nhiều chim để làm lễ phóng sinh rồi thả đi, thì ngay lập tức vong hồn (có thể
chỉ là một trong số những con chim bị bắt chứ không phải con chim nào cũng mang
theo một vong hồn tội lỗi) sẽ được thoát ngay khỏi thân xác con chim để đi vào
vòng tái sinh luân hồi. Khi đó linh khí của con vật chủ (là Chim) sẽ bị mất đi,
thông thường nó sẽ phải chết sau thời gian 7 ngày 7 đêm, do đó sẽ không có một
vong hồn nào tiếp theo tá nhập vào con chim đó nữa. Bởi vậy dẫu con chim này có
bị đánh bẫy lại thì nó chỉ còn là một con chim bình thường và việc ai đó vô
tình mua về làm lễ phóng sinh cho con chim ấy, tác dụng cũng như không.
Trường hợp con chim không có duyên bị bắt về để sau đó được cúng phóng sinh,
giải thoát, thì vong hồn phải gá mượn, tá nhập thân xác con chim ấy cho đến khi
nó chết đi và vong hồn lại tiếp tục hành trình với duyên phận mới của mình, có
thể tiếp tục đầu thai trong trạng thái gá mượn thân xác loài chim (giống như là
loài ký sinh trên động vật chủ), cũng có thể phải tiếp tục đầu thai sang kiếp
động vật, cũng có thể được tái sinh sang kiếp người, việc này tùy theo duyên,
nghiệp, của vong hồn và theo định nghiệp báo ứng.
Trường hợp con chim (mang theo một vong hồn) bị bắt, đánh bẫy, đem giết mổ làm
thịt, thì cũng phải qua 12 lần bị bắt giết như thế vong hồn mới được chuyển
kiếp đầu thai vào cõi Nhân.
Với các loài thủy cầm như cá, tôm, cua… cũng giống y như vậy, không có ngoại
lệ. Vong hồn chỉ gá mượn, tá nhập vào thân xác loài cá mà tồn tại trong một
thời gian theo quy định, giống như một thể ký sinh trùng tác hợp trên vật chủ,
điều khiển vật chủ. Khi cá được cúng phóng sinh, giải thoát, chúng ta đem thả
xuống ao, hồ, sông, suối, là lập tức vong hồn “thăng” ngay, không còn trong
trạng thái gá mượn thân xác cá nữa. Con cá dù có bị bắt lại ngay sau đó làm đồ
nhậu cho thực khách, thì cũng không ảnh hưởng gì đến kết quả phóng sinh siêu độ
cho vong hồn.
Từ những kết quả phân tích trên, chúng ta thấy rằng lợi ích của việc cúng phóng
sinh thực sự đem đến công đức lớn lao và kết quả tốt đẹp nhanh chóng nhất cho
người hành giả trên con đường tu tập nói chung và cho những ai phát tâm làm
điều thiện ích nói riêng.
Qua sự việc trên sẽ có người thắc mắc rằng: con Chó, con Mèo,
con Trâu, con Bò có 1 hồn 1 vía, khi chết tùy duyên chúng có thể thành tinh
(thành ma), vậy con Chuột theo đó cũng có 1 hồn 1 vía tại sao không thành “ma
Chuột”?
Ở đây chúng ta thấy rằng loài Chuột dẫu có hồn vía nhưng là loài động vật gây
hại, bị con người xua đuổi bắt giết, tận diệt, chúng luôn phải tìm cách xa
lánh, trốn chạy khi gặp con người, nên chúng thuộc dạng “vô duyên bất thành”
không thể làm ma Chuột được.
Còn với các loài Chó, Mèo, Trâu, Bò… là loài vật có ích, luôn luôn gần gũi, gắn
bó với con người, được con người chăm chút, vỗ về, yêu thích, nên chúng thuộc
dạng “hữu duyên tất thành” mới có thể trở thành ma, thành tinh trong những điều
kiện quy định đặc biệt của Âm Giới Luật.
Ngoài ra luật Âm Giới còn quy định: “Những loài vật mà hình, tượng, của chúng
được sử dụng để trang trí đền, điện, chùa chiền hoặc dùng để trấn yểm, thì
những loài đó được xếp vào loài Linh vật”.
Chẳng hạn cá Chép, Rắn; Rùa; Ba Ba; chim Phượng Hoàng; Dơi; Hổ; Rồng; Gà trống
ngũ sắc; Chó; là những loài linh vật. Cũng vì lẽ đó, người là con nhà Thánh,
nhà Phật thì không được ăn thịt những con vật này.
Sau cùng chúng ta biết rằng “Vật dưỡng Nhân” là điều do Tạo hóa quy định, không
vì bất cứ lý do gì mà có thể thay đổi. Muông thú được sinh ra cũng nhằm mục
đích phục vụ sự sinh tồn của con người, bởi vậy nhất định phải có những người
làm nghề sát sinh. Nhưng nghề sát sinh không phải ai cũng mang tội nghiệp nặng
nề, cái đó còn tùy mức độ, phạm vi, tùy duyên. Trong phạm vi cho phép thì việc
sát sinh mang lại nhiều lợi ích hơn là mang trọng nghiệp. Ngoài việc giúp duy
trì cân bằng hệ sinh thái tự nhiên, sát sinh có giới hạn còn giúp cho các vong
hồn tội lỗi bị đọa đầy trong cõi Súc Sinh, mang hình hài loài súc vật, có được
cơ hội luân hồi chuyển kiếp vào cõi Nhân làm người, tiếp tục một hành trình tu
tập, sám hối, giác ngộ và tinh tấn để tiến hóa lên cõi cao hơn trong linh giới.
Người hành nghề sát sinh chuyên nghiệp nếu biết thường xuyên cúng lễ phóng sinh
thì sẽ giảm được nghiệp quả hoặc giải được trọng nghiệp.
Trên nền tảng vững vàng hiểu biết về tâm linh, chúng ta khẳng
định Âm giới hay Dương gian đều phải tuân thủ nghiêm ngặt theo những lề lối,
quy định đã được đề ra. “Trần có luật trần, Âm có luật âm”, hai thế giới này
hoàn toàn khác biệt nhưng lại tồn tại hòa đồng, có những việc mà Âm giới bắt
buộc phải nương theo luật dương trần mà thực thi mới có kết quả. Có những điều mà
Dương trần nhất định phải tuân theo luật Âm giới mà phổ biến mới đạt được mục
đích âm siêu, dương thái. Như vậy thì mới không rơi vào tình trạng vận dụng, lệ
thuộc, áp đặt một cách máy móc những nguyên tắc của các tôn giáo vào cuộc sống,
khiến cho sự hiểu biết bị sai lệch, dẫn đến loạn âm, loạn dương, sinh linh rơi vào cảnh
lầm than, đau khổ.
Phúc Tâm Pháp Sư
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét