Đối với những người là thiện nam, tín nữ có trách nhiệm hoặc
phải thường xuyên quan tâm lưu ý tới việc cúng thờ Thổ thần, Gia tiên tiền tổ,
Tổ Cô dòng họ tại gia, thì việc bao sái lô nhang (tỉa bớt chân nhang ở bát hương
thờ) cần phải thực hiện theo các bước :
Khi thấy bát hương thờ cúng đã có nhiều chân hương, dày kín,
cao, ảnh hưởng tới việc dâng hương (vì chân dày kín khó cắm hương) ảnh hưởng
tới mỹ quan (nhìn không đẹp mắt), tới an toàn chung
trong gia đình (dễ gây ra hỏa hoạn), thì nên tiến hành công việc bao sái lô
nhang, không phải đợi tới ngày 23 tháng chạp. Trong âm giới luật không có quy
định phải tới ngày này mới làm việc đó, không có tục lệ này.
Việc bao sái cũng đơn giản, không cầu kỳ.
Trước tiên gia chủ (gồm cả hai vợ chồng) nên thảo luận trước về việc tỉa bớt chân nhang vì “thuận vợ thuận chồng” mọi việc sẽ hay hơn là người này làm người kia không biết sinh ra chuyện nghi kỵ, tức bực nhau…
Bàn bạc xong xuôi thì đi mua sắm lễ để chuẩn bị cho công việc. Lễ cơ bản luôn phải có bảy thành phần: Hương thơm, hoa tươi, trầu cau, trái cây, rượu, (nước) chè, nước (sạch). Ngoài ra tùy điều kiện gia đình có thể thêm những đồ dâng cúng khác như xôi trắng (không dùng xôi đỏ) khẩu thịt luộc, bia, chè, thuốc….
Quần áo tề chỉnh, chân tay sạch sẽ, dâng hương theo cổ lệ, tư thế nghiêm trang đứng trước ban thờ khấn vái bày tỏ tâm nguyện ……..
Xin đài (xin keo) bằng hai đồng tiền xu cổ (tiền bằng chất liệu đồng). Nếu được một đồng xấp, một đồng ngửa tức gọi là đắc đài = đồng ý, cho phép. Nếu hai đồng tiền đều sấp cả tức là không được làm.
Khi đã được sự chấp thuận theo lời cầu thỉnh thì gia chủ đợi tới khi hương thắp tắt hẳn mới tiến hành công việc.
Đưa bát hương xuống vị trí thấp hơn so với ban thờ chính, có thể dùng một cái bàn nhựa hoặc bàn gỗ sạch sẽ…
Rút từ từ chân hương ra, vài ba chân hương một lần,
Rút từ trong ra ngoài, xung quanh, sao cho đều tránh chỗ rút chỗ không, không được cầm cả một nắm chân hương rút ra. Tới khi vãn bớt chân hương thì thôi, nhưng nhìn vẫn phải đầy đặn, không được để trơ trụi chỉ còn dăm bảy cái chân hương là điều tối kỵ.
Xong, dùng khăn vải sạch thấm ướt lau sạch bên ngoài bát hương, lại dùng khăn vải khô lau lại một lượt nữa, rồi đưa trở lại vị trí ban đầu. Không phải dùng nước hoa, nước gừng, nước ngũ vị hương. Không phải đọc chú tụng kinh.
Khi những bát hương đã an vị, dọn dẹp gian thờ gọn gàng, sạch sẽ, lại thay rượu, chè, nước, tiếp tục dâng hương một lần nữa, khấn vái tạ ơn, nguyện cầu gia nội bình an, lộc tài vượng tiến sự.
Việc bao sái cũng đơn giản, không cầu kỳ.
Trước tiên gia chủ (gồm cả hai vợ chồng) nên thảo luận trước về việc tỉa bớt chân nhang vì “thuận vợ thuận chồng” mọi việc sẽ hay hơn là người này làm người kia không biết sinh ra chuyện nghi kỵ, tức bực nhau…
Bàn bạc xong xuôi thì đi mua sắm lễ để chuẩn bị cho công việc. Lễ cơ bản luôn phải có bảy thành phần: Hương thơm, hoa tươi, trầu cau, trái cây, rượu, (nước) chè, nước (sạch). Ngoài ra tùy điều kiện gia đình có thể thêm những đồ dâng cúng khác như xôi trắng (không dùng xôi đỏ) khẩu thịt luộc, bia, chè, thuốc….
Quần áo tề chỉnh, chân tay sạch sẽ, dâng hương theo cổ lệ, tư thế nghiêm trang đứng trước ban thờ khấn vái bày tỏ tâm nguyện ……..
Xin đài (xin keo) bằng hai đồng tiền xu cổ (tiền bằng chất liệu đồng). Nếu được một đồng xấp, một đồng ngửa tức gọi là đắc đài = đồng ý, cho phép. Nếu hai đồng tiền đều sấp cả tức là không được làm.
Khi đã được sự chấp thuận theo lời cầu thỉnh thì gia chủ đợi tới khi hương thắp tắt hẳn mới tiến hành công việc.
Đưa bát hương xuống vị trí thấp hơn so với ban thờ chính, có thể dùng một cái bàn nhựa hoặc bàn gỗ sạch sẽ…
Rút từ từ chân hương ra, vài ba chân hương một lần,
Rút từ trong ra ngoài, xung quanh, sao cho đều tránh chỗ rút chỗ không, không được cầm cả một nắm chân hương rút ra. Tới khi vãn bớt chân hương thì thôi, nhưng nhìn vẫn phải đầy đặn, không được để trơ trụi chỉ còn dăm bảy cái chân hương là điều tối kỵ.
Xong, dùng khăn vải sạch thấm ướt lau sạch bên ngoài bát hương, lại dùng khăn vải khô lau lại một lượt nữa, rồi đưa trở lại vị trí ban đầu. Không phải dùng nước hoa, nước gừng, nước ngũ vị hương. Không phải đọc chú tụng kinh.
Khi những bát hương đã an vị, dọn dẹp gian thờ gọn gàng, sạch sẽ, lại thay rượu, chè, nước, tiếp tục dâng hương một lần nữa, khấn vái tạ ơn, nguyện cầu gia nội bình an, lộc tài vượng tiến sự.
Đối
với thanh đồng đạo quan, thanh đồng pháp sư có điện thờ Tiên, Phật, Thánh, Thần
cũng tiến hành công việc tương tự.
Người theo phật đạo thì có những quy định riêng của giáo phái
không theo lệ này. Bát hương có thể chỉ còn rất ít chân hương, khi bao sái thì
tụng kinh, đọc chú… Nhưng đó không phải là tiêu chuẩn mẫu để áp dụng phổ thông,
bởi vậy người theo đạo nào phải theo đúng tôn chỉ của đạo đó mà làm, như thế
mới tránh được những sai sót.
Phúc Tâm Pháp Sư
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét