KHI NÀO THÌ TRẢ NỢ TIỀN DUYÊN?
TRƯỜNG HỢP NÀO THÌ PHẢI CẮT TIỀN DUYÊN?
Một người mà trong tiền kiếp xa xưa đã từng lấy vợ (hoặc lấy
chồng), có hôn thú, có chứng kiến của bà con hàng xóm, họ hàng nội ngoại, có
cúng lễ tổ tiên khi vu quy, nếu vì một lý do nào đó mà người chồng hoặc người
vợ phải chầu tiên tổ khi tuổi đời còn trẻ, thì vong linh đó không thể nào siêu
thoát, tái sinh luân hồi được vì còn nhiều vướng bận nơi cõi trần, tâm thức
không thể nào thanh thản mà tu tập tiến hóa được.
Nếu lấy một hình ảnh so sánh miễn cưỡng cho dễ hình dung thì nó cũng giống như
trạng thái của một người ở trên trần gian còn đang có cha già mẹ yếu thiếu
người chăm nom thì không thể nào lại bỏ mặc để đi nước ngoài học tập hoặc làm
ăn.
Trong trường hợp đó, một người thì được luân hồi chuyển kiếp tái sinh, còn
người kia với mối hận sầu buồn phiền trong lòng không thể có cách nào hóa giải
thì vong hồn luôn dõi theo, đeo bám cái mối lương duyên dở dang của mình. Bởi
vậy khi biết có duyên âm đeo bám thì người ta làm lễ TRẢ NỢ TIỀN DUYÊN, ngay cả
sớ cũng ghi rõ là LỄ TIỀN DUYÊN chứ không ghi cắt tiền duyên. Trong lòng sớ thì
có nội dung ..."Cắt đoạn phu thê quyến luyến" ... chứ không có chữ
Cắt tiền duyên.
Ngược lại, nếu tại hiện kiếp hai người yêu nhau say đắm, trao
nhau những gì gọi là thiêng liêng quý giá, thậm chí đã ăn hỏi, chuẩn bị hôn lễ
...mà một trong hai người đó bất ngờ gặp tai ương, hoạn nạn mà qua đời, thì
vong hồn ấy nhất định đeo bám cái người còn sống là mối duyên tình của họ nay
bị đứt đoạn. Âm linh sẽ tìm mọi cách ngăn cản những mối quan hệ tình cảm nam nữ
với người mà đáng lẽ phải thuộc về mình, khiến cho người kia gặp nhiều khó khăn
trục trặc trên con đường tiến tới hôn nhân.
Trong trường hợp này thì người ta sẽ phải làm lễ CẮT TIỀN DUYÊN, để không cho
cái vong kia đeo bám phá hoại.
Lễ CẮT TIỀN DUYÊN thường là đơn giản chứ không tốn kém, cầu kỳ như lễ TRẢ NỢ
TIỀN DUYÊN
Bây giờ phần lớn dân chúng chẳng hiểu về tâm linh, cứ tự tiện quy định cho việc
muộn vợ muộn chồng, hôn nhân khó khăn trục trặc là phải đi CẮT TIỀN DUYÊN, như
vậy gọi là mê tín cũng không gì quá đáng.
TÌM HIỂU KỸ HƠN VỀ VẤN ĐỀ TIỀN DUYÊN:
"Tiền Duyên là duyên phận của một người từ ở kiếp trước, vì mắc nợ Ân,
Tình, Nghĩa, Lụy, với người khác (là vợ hoặc tình nhân hoặc bạn bè…) còn chưa
trả được, chưa giải quyết xong. Nay theo định nghiệp và chuyển nghiệp tái sinh
vào cõi Nhân làm người phải nhận quả báo kiếp trước."
Việc nợ Tiền duyên thì có muôn hình vạn trạng. Người còn bị nợ tiền duyên phải
biết chính xác việc mình còn nợ nần như thế nào thì trả mới được đúng.
Sau đây là một số ví dụ về việc nợ tiền duyên:
Ví dụ 1: Một người Nữ yêu một người Nam đến có thai. Nhưng hai gia đình
không đồng ý cho cưới, bản thân người Nam cũng chạy tít đâu mất. Người nữ
vì xấu hổ, uất hận, chán chường mà tự tử chết. Như vậy trong trường hợp này,
người nam kia đã có Nợ ân tình, kiếp sau phải bị quả báo nhân duyên. Nếu câu
chuyện này nếu xảy ra từ trong tiền kiếp (kiếp trước cách nay hàng ngàn năm)
thì kiếp này người nam sẽ bị Nợ tiền duyên.
Ví dụ 2: Một người đàn ông lấy hai người vợ. Chỉ yêu chiều người
vợ thứ mà hắt hủi,xa lánh người vợ cả.Người vợ cả vì chưa có con nên cũng không
biết làm gì cho đỡ buồn phiền. Càng ngày nỗi buồn phiền tủi hận càng tăng lên,
đến một ngày nào đó vì quẫn trí mà tìm đến cái chết. Trong trường hợp này thì
người đàn ông đã mắc Nợ ân tình và cũng phải chịu quả báo nhân duyên. Nếu câu
chuyện này xảy ra trong tiền kiếp (thời gian cách nay đã rất lâu) thì kiếp hiện
tại người đàn ông bị Nợ tiền duyên.
Ví dụ 3: Một cô gái xinh đẹp vì hám tiền bạc vật chất, yêu một
lúc cả 5 người đàn ông giàu có . Với ai cô cũng hứa hẹn tương lai hôn nhân,
nhiệt tình hiến dâng thể xác. Trong số 5 người đàn ông đó, có 3 người si tình
đắm đuối, còn 2 người thì mục đích chính chỉ là vui chơi.Một ngày kia cô gái
cùng đống tài sản của các anh si tình biến mất tăm tích.Ba người này hụt hấng,
chán nản, buồn phiền, đau khổ. Rồi vì những lý do nào đó mà họ lần lượt ra đi
"thiên thu vĩnh biệt" khi mái đầu còn xanh, ôm trong lòng mối hận
tình khôn nguôi.Trong trường hợp này thì cô gái xinh đẹp kia đã mắc Nợ ân tình
với 3 người và phải chịu quả báo nhân duyên. Nếu câu chuyện này xảy ra trong
tiền kiếp thì kiếp hiện tại (đã tái sanh làm người) cô gái xinh đẹp đó bị Nợ
tiền duyên với ba người và khi trả nợ tiền duyên thì phải dùng tới 3 hình nhân
để thế mạng, thế duyên....vv.
Đây mới chỉ nói đến yếu tố con người, yếu tố vật chất trả nợ đi
kèm cũng không thiếu phần kỳ lạ. Có những vong yêu cầu phải trả 1 mẫu ruộng, 1
ao bèo, một con Lợn nái và mười con Lợn con, một con Chó. Có vong thì chỉ đòi
đủ 3 đĩnh vàng ròng, một mâm cơm có rượu ngon. ...vv.
Ngoài ra trong một số tình huống đặc biệt khác như là lời hứa,
lời khấn nguyện, hay lời nguyền của một người vì mang ơn người khác cứu mạng
mình cũng tạo nên nợ nần tiền duyên cho khổ chủ.....vv.
Để hiểu dễ dàng hơn, chúng ta liên hệ thực tế sẽ thấy rõ điều
đó:
Chẳng hạn một người đàn ông lấy vợ, người vợ đó chẳng may chết sớm khi còn tuổi
trẻ. Đương nhiên vong hồn sau đó sẽ thường xuyên về ngôi nhà có chồng mình và
con mình ( nếu có). Vong đi theo chồng và con cô ta chứ còn biết đi đâu nữa!
Cho nên người ta phải bày đặt cúng kính cho vong vào những ngày giỗ, Tết, tuần
rằm, mùng một....Rồi nếu người đàn ông đó tiếp tục lấy ngưòi vợ khác thì cũng
phải trình bày với vong hồn người vợ quá cố về việc đó để cho âm thuận dương
hòa, mọi điều thuận lợi.
Đó là việc làm của những người có chút hiểu biết về tâm linh
thời nay, chứ còn thời xa xưa kiến thức còn i tờ làm sao biết mà làm. Vậy cho
nên nếu theo câu chuyện trên trở về hàng ngàn năm trước. Giả như người đàn ông
kia lấy người vợ thứ hai, vong hồn người vợ quá cố sẽ sân hận, không siêu
thoát, luôn đi theo người chồng của mình không rời. Sau khi người đàn ông đó
vĩnh biệt thiên thu rồi theo định nghiệp và chuyển nghiệp tái sanh vào cõi nhân
làm người tiếp, thì vong hồn người vợ quá cố cũng vẫn dõi theo không một khi
nào rời bỏ.
Rồi đến tuổi trưởng thành, người nam tính đến chuyện tìm hiểu bạn gái để đi tới
hôn nhân thì sẽ bị vong hồn người vợ quá cố kia ngăn cản.
Quan sai nơi địa phủ không can thiệp vào việc này, kể cả các
vong linh gia tiên tiền tổ cũng bó tay vì hôn nhân giữa người nam đó và vong
hồn người vợ trong tiền kiếp là hợp pháp và chưa được giải, cắt đoạn phu thê
quyến luyến . Vong hồn người vợ đó đương nhiên có quyền làm như vậy. Điều này
khiến cho việc kết bạn với người khác giới của người nam kia gặp nhiêu khó
khăn, trục trặc và thất bại............
Như vậy Nợ tiền duyên đã rõ, còn Quả báo tiền duyên thì sẽ như
thế nào?
Những người bị một trong bốn tình huống sau đây được coi là quả báo tiền duyên:
1.Trục trặc trong tiền hôn nhân: Liên quan đến các vấn đề tìm hiểu, kết bạn để
đi đến hôn nhân hay gặp nhiều sự khó khăn trở ngại, không thuận lợi.Vô duyên.
2.Không thành duyên phận: Hôn nhân đã định đến ngày giờ để cưới mà không thành
phải hủy bỏ. Hoặc hôn nhân tưởng như đã trong tầm tay, đến lúc quyết định thì
lại hỏng, không thể cưới nhau được.
3.Không có con hoặc rất khó có con : Trường hợp hai người lấy nhau đã lâu không
có con mà không liên quan đến bệnh tật, sức khỏe của hai người.
4.Không có hôn nhân lâu dài: Sau một thời gian chung sống, lựa
chọn cuối cùng là bỏ nhau.
Như vậy ai bị vào 1 trong 4 trường hợp nêu trên, đầu tiên nên nghĩ đến việc có
Nợ nần ân tình kiếp trước tức là Nợ tiền duyên.
*Lưu ý trường hợp đặc biệt: người có nợ Tứ phủ mà không ra trình
đồng trình lính cũng rất khó thành hôn nhân hoặc nếu đã kết hôn cũng rất khó có
con, ...
Vậy trả nợ tiền duyên như thế nào và những ai làm được việc này?
Như trên đã nói, phải tùy tình trạng nợ duyên đó như thế nào mà làm hình nhân
thế mạng, thế duyên để trả nợ duyên. Có khi chỉ cần 1 hình nhân là đủ, nhưng
cũng có trường hợp phải cần đến 3-4 hình nhân bổn mạng, thế duyên mới đủ...Có
người ngoài nợ tiền duyên còn mắc oán thù tiền kiếp, oan trái tiền kiếp kèm
theo.
Ngoài ra còn phải biết tên, tuổi của người mà mình có nợ nần với họ trong tiền
kiếp.
Phải trả họ những gì thuộc về tài sản vốn là của họ sở hữu.
Sau cùng là phải có một mâm cơm cho vong linh trước khi tiễn biệt.
Nói thì đơn giản vậy, nhưng yêu cầu của những vong linh về sự ăn uống cũng
không đơn giản, rất đa dạng và phải đúng món thức ăn mà họ thích mới được chứ
không phải là cứ bày biện theo suy nghĩ chủ quan của người làm lễ.
Lễ trả nợ tiền duyên được thực hiện tại các đền, điện, phủ thuộc đạo Mẫu (Tứ
Phủ). Người có thể làm việc này là các Pháp Sư, thanh đồng đạo quan, thầy pháp.
Không làm lễ trả nợ tiến duyên nơi Tam Bảo vì việc này không
thuộc phạm vi giải quyết của Chư vị Phật, Chư
vị Bồ Tát. Mặc dù trong số các vị Bồ Tát, có Đức Quán Thế Âm Bồ Tát là người
duy nhất hóa giải được nợ tiền duyên. Nhưng nếu làm việc này thì phải được thực
hiện tại tư gia của những người có Căn Quả được hưởng lộc do Đức Quán thế Âm
ban cho và có thờ Đức Quán Thế Âm. Thường những người này là những người: Có
khả năng gọi Hồn. Có khả năng tìm mộ. Có khả năng thấu thị. Có Khả năng linh
cảm biết trước các sự việc và một số khả năng đặc biệt khác.
Phúc Tâm Pháp Sư
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét