Một người băn khoăn hỏi rằng:
Bên cạnh nhà tôi có một bác gái năm nay đã 73 tuổi, có 1 người con trai, 2
người con gái. Nhưng cả 3 người đều không trưởng thành như mong muốn của gia
đình, rất nghèo khó. Bản thân bác ấy đã quy y phật được 30 năm, rất chăm chỉ
tụng kinh niệm Phật hàng ngày, ấy vậy mà cách đây nửa tháng còn bị ngã ngồi vào
nồi nước sôi ( nồi to ) bỏng hết người, đặc biệt ở phần dưới. Vết thương cũng
nặng khiến cho sức khỏe và tinh thần của bác ấy cũng không được tốt. Vậy cho tôi
hỏi trong trường hợp này giải thích thế nào? Một người rất thành tâm lễ phật,
không phải một vài năm mà là 30 năm có lẻ, cúng kính lễ bái thành tâm nhiệt
tình, làm công đức, bố thí .... Tại sao gia đình vẫn nhiều sự khổ ải, không
vươn lên được? Tại sao bác ấy vẫn gặp tai ương hoạn nạn?
Trả lời rằng:
Những vấn đề tín chủ đề cập đến thuộc Nhân - Quả.
Nhân - Quả là một quá trình phát sinh, phát triển, biến đổi lâu dài, không phải
điều xảy ra tức thời, ngắn hạn. Ví dụ như cái hạt ta gieo nó phải có quá trình
phát triển thành cây, ra hoa, kết quả. Nhanh cũng phải vài ba năm mới được thu
hoạch sản phẩm, lâu thì phải hàng chục năm trở lên.
Hiểu theo cách suy diễn đơn giản là ta gieo hạt giống nào ( Nhân) thì được
hưởng sản phẩm ( Quả) của hạt giống mà ta đã gieo trồng. Vậy nếu ta gieo hạt
Bưởi thì nó phải ra quả Bưởi. Dù là chua, ngọt ta cũng phải ăn. Không có lý nào
sản phẩm là quả bưởi, ta không thích thế , ta lại muốn tìm cách để biến hóa nó
trở thành quả Cam , quả Đào hay quả Na? Điều
này là hoàn toàn phi lý, Không thể nào có chuyện lạ đó xảy ra.
Dùng hiện tượng thực tiến để soi sáng luật Nhân Quả của thế giới
tâm linh, ta thấy rằng nhân quả của mỗi nhân sinh là khác nhau. Tiền kiếp một
người nếu đã làm kẻ ác, thì sẽ gặp " Ác giả ác báo" trong kiếp tái
sanh luân hồi. Con người đó hẳn phải gặp nhiều điều bi thương, khốn khổ. Gặp
phải kẻ ác, gặp phải người xấu, gặp phải thầy bà vô đạo, tà tâm...Không có cách
nào làm khác đi được. Những người như thế nếu có cơ duyên nào đó được sự hồi
hướng của đấng linh thiêng, tất sẽ có điều kiện tiếp xúc, mộ đạo, ngộ đạo, để
rồi cần cù siêng năng tu tập theo đạo pháp giác ngộ. Nhưng điều đó không có
nghĩa là nghiệp chướng tiền kiếp của người đó đã gieo được giảm nhẹ hoặc mất
đi. Người đó một mặt vẫn phải trả đủ tội nghiệp đã vướng. Mặt khác vẫn phải
kiên trì học tập, sám hối, làm điều phước thiện, cúng dường tam bảo.....Vì đó
chính là cái hạt giống mới để giúp người chăm bón vun trồng được thụ hưởng kết
quả tốt đẹp cho kiếp sau trong tái sanh luân hồi, thân phận, tương lai sẽ tươi
sáng hơn.
Điều đó đồng nghĩa với việc, nếu ta gieo hạt bưởi mà sản phẩm
sau đó ta ăn không được, thì ta phải biết tiếp tục gieo trông một loại hạt quả
khác thơm ngon hơn. Điều này tất nhiên phải cần có sự vận động, có điều kiện,
có thời gian, có một quá trình diễn biến chứ không phải cứ cầu, cứ mong muốn là
có ngay được.
Trường hợp câu chuyện mà cháu đã nêu ở trên, chính là một mối
quan hệ Nhân Quả. Người phụ nữ đó hẳn là trong tiền kiếp có nợ nần ân oán, tội
nghiệp sâu dày nên mới có hoàn cảnh đáng thương như vậy. Dẫu có tụng niệm kinh
phật cả đời thì nghiệp chướng đã tạo nên cũng vẫn phải trả đủ, không bao giờ có
chuyện giảm tai ương hay nhẹ tai hoạ. Việc giác ngộ đạo pháp là một cơ duyên
hữu ý để giúp cho thân phận kiếp sau của người đó có sự khác biệt. Và đó chính
là Số Phận. Đức năng vốn dĩ nằm trong cái số phận được định trước đó, chứ không
phải "Đức năng thắng số" như nhiều Thầy Bà hay rao giảng.
Và câu nói "Bồ Tát sợ Nhân, chúng sanh sợ Quả" thật là
một chân lý đúng đắn.
Phúc Tâm Pháp Sư
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét