Dân gian vẫn thường truyền miệng nhắc nhở
nhau khi nói đến giờ Ngọ. Một số bảo đó là giờ Quan Sát, một số nói đó là giờ
Quan Tuần, một số thì hiểu đó là giờ phạm kỵ không nên dùng….vân vân và vân
vân.
Vậy thực tế giờ Ngọ là giờ gì?
Nơi địa phủ có “Hội đồng Giám sát địa phủ”, thường
ngày xem xét sổ sách tỉm hiểu phúc họa của nhân sinh, đối chiếu với vận hạn
niên biểu để quyết định án trạng.
Vào giờ Ngọ mỗi ngày, những án trạng đó được Quan
Sai, Quỷ Thần viết thành sớ trạng trình tới Diêm La Minh Ty điện. Diêm Vương
theo đó phát tấu quan y án hành sai.
Hội đồng Giám sát nhận lệnh, điều cử hành sai đi
theo thi hành công việc. Trên trần gian, những người bị tội, những người có
phúc phần tới thời kỳ lĩnh hưởng sẽ bị đóng dấu y án . Ngoại trừ dấu Truy Mệnh
(bắt chết) được đóng vào trán; Các dấu khác thường đóng vào sau lưng như Truy
Hồn (bắt hồn vía); Vượng Tài (được của, phát tài); Thất Tài (mất của, mất cắp,
cướp giật, lừa đảo..) Tai (tai ương hoạn nạn); Phát (phát tài, danh)....
Bà cô Tổ dòng họ hoặc những vong linh khác có tu
tập soi âm dương, biết được hung tin xảy ra với con cháu nhà mình, thì hoặc là
tìm mọi cách liên hệ để đưa dẫn cháu con tránh đi nơi khác, không gặp phải Quan
Sai, Quỷ Thần, nhờ đó mà tránh được tai họa. Hoặc là tìm đến các cung các cửa
có uy quyền mà kêu nài, van xin tha tội cho thân nhân trên dương thế, hoặc là
trực tiếp kêu xin với các Quan Sai, Quỷ Thần đang thực thi nhiệm vụ.Tùy theo
nghiệp trạng của mỗi nhân sinh có duyên, nghiệp và sự may rủi khác nhau, Quan
Sai, Quỷ Thần biết rõ việc này nên cũng có sự châm trước theo mức độ nặng, nhẹ.
Như thế, một khi nhân sinh được xác lập tội
trạng, thì dù là đi ra ngoài đường hay là ở trong nhà, hoàn cảnh đều không có
gì khác biệt nếu không có sự độ trì, che chở của vong linh tiên tổ.
Vậy giờ Ngọ đây, hiểu rằng là giờ thi hành
án dấu đối với việc thụ hình của mỗi nhân sinh. Có thể người bị án dấu phải
chết ngay, cũng có thể phải một thời gian sau khi bị đóng dấu y án đó mới xảy
ra việc.
Qua nguyên nhân trên ta thấy rằng đối với
các việc quan trọng như đào móng, đổ trần, đám cưới, nhập quan, hạ
huyệt…..không cần phải kiêng giờ Ngọ nếu đó là giờ hoàng đạo, hợp với mệnh ,
tuổi, hãy coi giờ này như mọi giờ khác không có gì phân biệt, bởi vì phúc họa
của nhân sinh được quy định bởi số phận, vận hạn, nên mới có câu “ Là phúc thì
không phải là họa, là họa thì không thể tránh được”.
Phúc Tâm Pháp Sư
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét