NGÀY
VÍA NGÀY ĐẢN LÀ GÌ?
HỎI:
Cháu hay nghe nói ngày vía của Đức phật Quán thế âm Bồ Tát, ngày vía của
phật...vào những ngày đó thì làm mọi việc sẽ có thuận lợi hơn, thưa Bác Phúc
Tâm và mọi người sao lại gọi là ngày vía ạ, ý nghĩa của ngày đó là gì ạ
GIẢI
ĐÁP:
Chúng ta hiểu rằng con người có thể hồn và thể vía hợp nhất, thể hồn chủ về
tinh thần và ý niệm; thể vía chủ về vật chất và sự cảm nhận. Khi con người thọ
dương đã tận thì thể hồn và thể vía sẽ thoát ra khỏi thân thể để hợp nhất thành
một linh hồn, tiếp tục du hành trên con đường Duyên, Nghiệp, Nợ, cho đến khi
nào không còn định nghiệp luân hồi, chịu báo ứng theo Nhân Quả.
Khi đó con người sẽ không còn cảm nhận được gì nữa vì thể vía không còn (toàn
thân lạnh ngắt, sự sống tiệt diệt) và chúng ta thường gọi cái ngày mà con người
chính thức ngừng thở, đoạn tuyệt cuộc sống là ngày Hóa Kỵ, hoặc ngày giỗ, ...
nhưng cách gọi đối với những bậc chân tu đắc đạo hiển thần, hiển thánh ... thì
đó là ngày vía, vậy ta hiểu ngày vía chính là ngày mất, ngày Hóa kỵ. Ngoài ra
còn có khái niệm ngày sinh ra, điểm mốc đánh dấu sự bắt đầu hiện diện và tồn
tại trên đời, chúng ta gọi đó là ngày sinh nhật, còn trong cách nói thông dụng
đối với những bậc tiên, thánh, phật, thần thì gọi là ngày đản sinh hoặc là ngày
đản. Trong tín ngưỡng tứ phủ có biểu " những ngày Vía - Đản tứ phủ "
là như vậy, đối với bên đạo Phật ta cũng hiểu tương tự như thế.
Người mang nghiệp tu, người có căn quả thì luôn phải tâm niệm rằng việc tôn cất
lập thờ Tiên, Phật, Thánh, Thần không được dính đến sự vụ lợi và điều kiện, tâm
thành chuyên nhất như sự hiếu kính đối với cha mẹ không được yêu cầu, đòi hỏi,
trao đổi, phải cúc cung tận tụy cho đến khi cha mẹ nhận thấy người con của mình
đủ xứng đáng để nhận hưởng những gì gọi là phước, lộc.
Phúc Tâm Pháp Sư
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét