Thứ Ba, 26 tháng 2, 2019

Đền Ông Hoàng Mười: Điểm nhấn du lịch văn hoá tâm linh

Đức Thánh Hoàng Mười là nhân vật quan trọng trong hệ thống thần điện tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Phủ, Tứ Phủ của người Việt, cùng với đó, người dân Việt cũng hình thành một nét văn hóa du lịch tâm linh hướng về Đền Ông Hoàng Mười (Nghệ An), thu hút hàng triệu du khách mỗi năm.

Ông Hoàng Mười
Công trình kiến trúc đẹp gắn với tín ngưỡng thờ Mẫu
Theo truyền thuyết dân gian, Ông Hoàng Mười (còn gọi là Ông Mười Nghệ An), là con của Vua Cha Bát Hải Động Đình, vốn là thiên quan trên Đế Đình, thần tiên trong chốn Đào Nguyên. Theo lệnh thiên đình, ông giáng trần để giúp dân, giúp nước. Cho đến nay có rất nhiều dị bản về thân thế của ông. Song, các chuyên gia cho rằng, sự tích ông Mười là tướng Nguyễn Xí - một tướng giỏi dưới thời Vua Lê Thái Tổ là hợp lý nhất.
Ngày nay, Đền ông Hoàng Mười ở làng Xuân Am, xã Hưng Thịnh, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An, toạ lạc trên vùng đắc địa "sơn thuỷ hữu tình. Nhìn từ trên cao sẽ thấy hình tượng đầu một con Hạc đẹp tuyệt do những con sông Mộc, sông Vĩnh tạo thành, đầu con Hạc đội Lam giang, mỏ chầu về Đồng Trụ Sơn. Đấy là nơi có đền thờ ông Hoàng Mười linh thiêng, "Mỏ Hạc Linh Từ" là tên chữ của đền, có nghĩa là ngôi đền linh thiêng toạ trên vùng đất có hình "con hạc" mà đền lại nằm ở vị trí phía "mỏ".
Theo các nguồn tư liệu hiện có, đền được xây dựng năm 1634, từ thời hậu Lê trên mảnh đất bằng phẳng với diện tích 10.615m². Trước đây đền có quy mô bề thế với các công trình kiến trúc như tam quan có voi quỳ, hổ phục, cửa tả cửa hữu với đôi cột nanh sừng sững, ba toà hạ điện, trung điện và thượng điện uy nghi. Toàn bộ kiến trúc của đền ông Hoàng Mười mang dáng dấp kiến trúc thời Nguyễn, được chạm trổ công phu, các chi tiết long, lân, quy, phụng được chạm khắc sinh động, phản ánh được tư duy sáng tạo, sự tài hoa của nghệ nhân xứ Nghệ.
Đức Thánh Hoàng Mười được biết đến như một nhân vật quan trọng trong hệ thống thần điện tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Phủ, Tứ Phủ của người Việt đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại năm 2016. Trước đó, năm 2002, đền ông Hoàng Mười ở Hưng Nguyên được Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An xếp hạng di tích lịch sử văn hóa. Năm 2004, đền được tu bổ đảm bảo tính thẩm mĩ và hài hòa khu di tích.
Bà Đỗ Thị Nụ, Nguyên Quyền Trưởng phòng Phòng Quản lý DSVH, Sở VHTTDL Nghệ An cho biết: “Ở Xứ Nghệ hiện nay có hai ngôi đền mà nhiều người vẫn chưa phân biệt được đâu là đền thờ chính, đâu là phối thờ Ngài. Đó là Đền Củi (thuộc xã Xuân Hồng, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh) và đền Hoàng Mười (thuộc xã Hưng Thịnh, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An). Qua nghiên cứu một số tài liệu, sắc phong và khảo sát thực địa thì thấy rằng: Hai ngôi đền chỉ cách nhau 2km bởi dòng sông Lam, đứng ở đền này có thể nhìn thấy đền bên kia. Nếu đi theo đường bộ (quốc lộ 1A) thì 2 ngôi đền cách nhau khoảng gần 10 km. Đền Củi  được dựng vào cuối thời Lê, cung cấm là nơi thờ Tam tòa Thánh Mẫu, cung thờ Hoàng Mười ở ngoài, bức Đại tự trước Hạ điện cũng đề rõ “Thánh Mẫu linh từ”. Gắn với nơi đây là truyền thuyết về nhân vật Lê Khôi -- vị tướng tài có nhiều công lao trong cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược thế kỷ 15. Sau khi ông mất, nhân dân đã lập đền thờ tại xã Thạch Bàn, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh và đưa ông vào phối thờ tại đền Củi”.
Bảo tồn di tích cần kết nối với du lịch tâm linh
Ngày ông Hoàng Mười giáng sinh 10/10 âm lịch được coi là ngày tiệc chính của đền. Vào ngày này, du khách thập phương nô nức đến chiêm bái cửa đền rất tấp nập, trải dải đến tận đôi bờ sông Lam. Đền Ông Hoàng Mười cũng là một trong những nơi diễn ra đại lễ cầu siêu cho các anh hùng liệt sỹ đã hy sinh trong kháng chiến chống quân xâm lược.

Theo ghi chép của GS.TS Nguyễn Thị Yên, Viện Nghiên cứu Văn hóa, tương truyền Ông Hoàng Mười thường phù hộ cho việc học hành thi cử nên mỗi khi ông nhập đồng các con nhang thường dâng tiền và lễ vật xin ông ban lộc học hành và thi cử cho con em được đỗ đạt khoa cử, thành tài để làm rạng danh tổ tông.
Ngoài lễ hội chính, hằng năm còn có lễ hội khai điểm vào ngày rằm tháng 3. Lễ hội có các hoạt động hấp dẫn như rước sắc bằng thuyền từ nhà thờ họ Nguyễn ra đền, hát chầu văn, thi chọi gà, đánh cờ người… Đây được xem như một hoạt động tâm linh không thể thiếu đối với người dân Nghệ - Tĩnh nói riêng mà còn là hoạt động tín ngưỡng được người dân cả nước hướng tới mỗi dịp lễ đến.
Bà Đỗ Thị Nụ, nhấn mạnh: “Với sự ngưỡng mộ của nhân dân đối với quan Hoàng Mười và sự đặc sắc về cảnh quan môi trường cũng như giá trị lịch sử- văn hóa  tiêu biểu, đền Hoàng Mười sẽ là điểm đến hấp dẫn, là điểm hẹn tâm linh của người dân đất Việt”
Nghiên cứu về vấn đề này, TS. Hoàng Thị Hồng Nga, Khoa Lịch sử, Trường ĐHKHXH&NV, Đại học Quốc gia Hà Nội cho biết: “Du khách trong nước thường đến các địa điểm du lịch tâm linh như: Đền, chùa, đình, đài, lăng tẩm, tòa thánh, khu thờ tự, tưởng niệm và những vùng đất linh thiêng, kết hợp tiến hành các hoạt động tham quan, tìm hiểu văn hóa lịch sử, triết giáo, cầu nguyện, cúng tế, chiêm bái, tri ân, báo hiếu, thiền, tham gia lễ hội... Nhằm mang lại những cảm nhận, giá trị trải nghiệm và giải thoát trong tâm hồn của con người, cân bằng và củng cố đức tin, hướng tới những giá trị chân, thiện, mỹ và góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống”.
Trước nhu cầu ấy, chiến lược kết nối các điểm du lịch, đặc biệt là du lịch tâm linh giữa hai tỉnh Nghệ An - Hà Tĩnh cần tập trung chú ý hơn trong việc hoạch định, xây dựng các tuyến điểm du lịch tâm linh không chỉ trong nội bộ tỉnh mà nên theo hướng gắn kết trong một phạm trù của khái niệm văn hóa du lịch tâm linh xứ Nghệ, phục vụ hiệu quả hơn tính năng của ngành du lịch trong thực tại và tương lai.
Ảnh minh hoạ về một buổi Lễ hầu đồng theo tín ngưỡng thờ Mẫu Tứ Phủ.


Hội thảo “Giá trị lịch sử, văn hóa của di tích đền Ông Hoàng Mười, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An”, diễn ra vào 8h sáng mai (10/6) tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia Việt Nam (số 25, phố Tông Đản, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) với sự đồng hành của Hội Truyền thông số Việt Nam, Bảo tàng lịch sử Việt Nam, Sở văn hóa thể thao tỉnh Nghệ An, Đài tiếng nói Việt Nam.
                                                                                                                                                                  Đức Mạnh                                                                                                                                                                          Theo Viettimes.vn

Hầu đồng như nào để có Phúc có Lộc?

Lời ban biên tập: Hiện nay, tình trạng đua đồng, đua bóng đang là vấn nạn của Đạo Mẫu. Người hầu đồng chỉ mong hầu để có Lộc, mà quên rằng ra hầu để tu căn, giải nghiệp. Thậm chí mê muội với những chiêm bao Ngài báo mà dẫn đến lỗi Đạo, lỗi Đồng. Chỉ vì hám LỘC mà dốc tiền vào hầu. LỘC đâu chẳng thấy chỉ thấy con chê, chồng giận; thậm chí tan cửa nát nhà, khuynh gia bại sản.  Chúng tôi xin biên tập và lược trích một số ý kiến của Thầy Huyền Tích - Một người thày luôn mong chấn hưng Đạo Mẫu theo đúng giá trị của Đạo -  để chúng ta cùng suy ngẫm.



Hầu Đồng như nào để có Phúc có Lộc


         Trang nghiêm thanh tịnh bình đẳng không lãng phí xa hoa ấy là Phúc của Đạo. Đàn lễ càng tốn kém bao nhiêu càng thể hiện sự hoành tráng bao nhiêu thì càng đi xa Đạo bấy nhiêu và tổn Phúc bấy nhiêu.  
         Đạo chỉ cần trang nghiêm, thanh tịnh, bình đẳng.
         Sự bình đẳng chính là ở sự dung hòa. Đạo ở đây làm cho ai cũng có thể nhìn mà tu theo được; đồng giầu, lính khó không có sự phân biệt xa cách đấy mới là Đạo, là Phúc, là Lộc. 

Thầy Huyền Tích
"Tứ chúng đồng tu, xuất phàm thì nhập thánh". Phật Thánh không phân biệt mâm cao cỗ đầy, giầu sang quý tiện hiền ngu. Chỉ có trần gian u mê mới có tâm phân biệt cái gọi là sang chảnh.
         Khi chúng ta biết tu lễ sắp đặt bài trí cho một vấn hầu đồng, dù đàn sơ, lễ mỏng, nhưng tâm thành ấm cúng trang nghiêm ; đồ lễ thanh tịnh không cần phải mâm cao cỗ đầy.
         Trước vấn hầu đồng,  đền điện bao sái tẩy uế sạch sẽ gọn gàng. Những ngôi Điện nhỏ khi hầu mũ đàn và bài vị chúng ta có thể để lại hầu xong hóa cũng được. Như vậy nhìn sẽ ấm cúng trang nghiêm vì tán đi trên điện nhìn rất trống trải hương hoa đồ lễ không nhiều.  Chúng ta chỉ cần hóa sớ và mã bốn phủ là được không phạm lỗi gì cả.
        Hóa sơ đi là khỏi phạm lỗi, sớ sách chu phê xét duyệt là của Quan bốn Phủ. Thế nên khóa lễ mà hầu để tấu đối về bốn Phủ bao giờ Thanh Đồng cũng phải hầu Ngũ Vị Tôn Ông trước, các Quan về chấp bút chu phê , Hội Đồng chuẩn nạp tá khẩu thông truyền; chấp lễ, chấp bái, chấp kêu, chấp cầu;  ban khen ban thưởng cho bách gia lính ghế bốn phủ. Khi Quan bốn Phủ đã chứng sớ,chứng mã giá Quan Tuần về tiễn đàn hóa sớ là xong. Sau đó các Chầu, các Ông Hoàng, các Cô, các Cậu về ngự đồng tỏa bóng ban tài tiếp lộc chữa bệnh hành phù....
        Chầu, Hoàng, Cô, Cậu không phải chứng sớ chu phê. Thế nên mũ đàn và bài vị để lại không phạm luật phạm lỗi.
        Huyền Tích nguyện đời này sẽ phát nguyện trước Phật Thánh, cửa Đình Thần bốn phủ cùng các lính ghế bốn Phủ hưng long Đạo Mẫu trường tồn. Tất cả căn đồng lính ghế bốn phủ đều được tỏa bóng Đồng Linh Bóng Hiển hoằng dương chánh pháp bình đẳng như nhau. 
       Hầu thánh mà khoe của, khoe tài là tổn Phúc, là hủy hoại Đạo Mẫu, là lỗi Đạo, sai Đạo....

Hầu theo Ngài báo, sao lại sai Đạo, tổn Phúc

         Nhiều cô, cậu đồng hay nói hầu vị này vị kia để có lộc, mà những vị đấy không phải hàng Thánh trong Tứ Phủ. Chúng ta là lính ghế con Bốn Phủ nhất nhất không gì, có gì có thể lôi kéo dụ dẫn ta được. Cái đó gọi là lộc phù du.
        Dù Phật Bồ Tát có hiện ra bảo hầu ta theo ta, ta cho núi bạc non vàng thì cũng sám hối đảnh lễ khước từ! Làm được như vậy gọi đó là "Định Tuệ ".
        Đây là thử thách lớn nhất trong đạo chúng ta phải vượt qua cám dỗ cái gọi là LỘC. Nhiều người bước qua khỏi cơ hành, có duyên được làm con bốn phủ để thay bề trên giúp bách gia trăm họ tu thân tốt đời đẹp Đạo nhưng không vượt qua được thử thách thì lại lạc vào trong lục Đạo Luân Hồi nhân quả báo ứng. 
        Nhiều người khi ngủ mê được ngài báo, bảo sắm sử tu lễ để hầu ta, ta cho lộc. Nghe thấy từ LỘC, không có ngân có xuyến cũng đi vay đi mượn về tu lễ để bắc ghế hầu. Cứ ngỡ rằng hầu xong Ngài cho đắc lễ như trong mê thật. 
          Sau cứ thấy Ngài báo là lại hầu. Chỉ ăn rồi với hầu, khuynh gia bại sản. Mấy vấn đầu hầu thì có lộc đấy, nhưng là cái LỘC giả họ cho mình, sau họ lại đòi lại. Oan Gia và Tà Thần họ dử mình cho mình thích rồi khởi tâm tham sau dần dần càng ngày càng xa Đạo, lỗi Đạo. Lúc đó quay lại hối hận thì đã muộn anh em bạn bè xa lánh con nhang đệ tử họ bỏ. 
        Đạo luôn luôn có thử thách cám dỗ như Danh vọng tiền tài ai không vượt qua được sẽ bị Quỷ Thần, Oan Gia họ dẫn đi sai đạo tạo nghiệp cho đời,  cho mình.
          Đệ tử Huyền Tích có đôi lời từ tâm can xin chia sẻ cho bách gia, cảm ơn ai đã đọc và chia sẻ.

 Đi lễ nên cầu như thế nào

        "Đi lễ cầu gì, khấn gì cho có lộc"Đó là điều nhiều bạn đã hỏi tôi.  Vì công việc bận bịu, nên chưa trả lời được, nay có đôi lời xin chia sẻ. 
         Có người nói đùa: Thầy đi cúng chắc thầy biết khấn, thầy xin cho thầy được nhiều lộc.
         Các bạn à, mình đi lễ cho bách gia thì có sớ trạng khoa giáo mà hành sự. Còn khi mình đi lễ cho mình thì ít khi cầu xin nếu như không quá quan trọng. 
         Mình vào Chùa vào Đền chiêm bái, quỳ xuống vái 5 vái. Mọi ưu phiền chuốc bỏ; xả bỏ phiền não sân si tham vọng thân tâm thấy nhẹ nhàng an lạc một cảm giác bình an vô cùng ...
         Sau sám hối: Thân, căn, khẩu, ý.
         Do vô tình hoặc cố tình tạo nên ác nghiệp, nay con xin sám hối chư Phật, chư Thánh cùng hết thẩy Chúng Sinh hữu hình và vô hình cùng oan Gia trái Chủ trong nhiều đời nhiều kiếp mà con đã tạo nên tội nên nghiệp...
        Và sau một buổi đi lễ Phật lễ Thánh nên hồi hướng cho: Cửu huyền thất tổ và oan gia trái chủ.
        Các bạn ạ, cách kêu cầu tốt nhất là sám hối nghiệp trướng. Nghiệp dầy, phúc mỏng thì ta cầu xin gì cũng không được. Có được rồi cũng mất vì oan gia họ đến đòi nợ mình phải trả nghiệp. Nay tạm thời được, sau lại mất. Danh lợi ái tình sau cũng đội nón ra đi. 
        Nghiệp là họa, Nghiệp là kẻ thù ta. Rũ bỏ được Nghiệp thì tài lộc sẽ đến và đến bền vững.
       Chúng ta không có điều kiện và thời gian làm các việc thiện, thì hãy nghĩ Thiện là cách tốt nhất để gieo trồng quả lành trong tâm mình.
        Tự nhiên cũng giảm nghiệp, thiện căn , tri tuệ tăng trưởng ....

Làm sao để yên căn yên mệnh?

 Làm sao để yên căn yên mệnh đó là điều mọi thanh đồng đều ước muốn. Nhưng tiếc thay, do việc chưa hiểu hết Đạo, nên nhiều thanh đồng đã rơi vào vòng luẩn quẩn, u mê. Chúng tôi xin trích đăng một bài viết về vấn đề này của thầy Huyền Tích - Một người thầy luôn hết lòng vì sự chấn hưng Đạo Mẫu - để mọi người tham khảo.



Khi đã là con bốn Phủ thì làm sao để yên căn yên mệnh?


      Yên căn yên mệnh hay không là nhờ vào Đồng Thầy của mình vì bạn mới vào Đạo việc âm chưa tường, việc dương chưa tỏ.  Khi mở phủ xong tạm thời chỉ là yên Bóng chưa phải yên Căn.  Vậy cần sự hướng dẫn tu tập cho Tân đồng, Lính mới là rất quan trọng. Còn chẳng may bạn gặp phải Thầy mở Phủ xong được hay không theo kiểu phó thác cho giời, thấy con nhang vẫn cơ hành chỉ biết bảo phải lễ này lễ kia rồi bách nhật phải tiến thêm mã, thêm lễ... v v.  Chẳng may bạn gặp phải Đồng Thầy không thông việc Đạo như vậy thì phải làm sao?...

Như thế nào là chưa yên Căn


      Xem người khác hầu tủi bóng muốn khóc hoặc múa may không kìm chế được bản thân, mơ đi hầu đi lễ ngài hiện về bảo đi hầu đi lễ vv...
Hay những thanh đồng, thủ nhang, đồng thầy phụng sự cửa Thánh nhiều năm rất có tâm, nhưng lại luôn luôn bất an việc mình làm liệu có đúng không hay có sai không...
      Những người đồng nghèo lính khó, không có ngân xuyến để hầu hạ, tuy không tủy bóng khát bóng hay mơ đi hầu đi lễ, thấy đồng anh lính chị náo nức đón tiệc hầu tiệc Cha hầu tiệc Mẹ,  tuy không tủi bóng nhưng lại sợ mình lâu không hầu có khi nào Cha Mẹ trách phạt không. Tâm sinh nghi hoặc tự nhiên bất an thần trí rối bời đấy cũng là chưa yên căn vì không hiểu Đạo!
       Hay những người nhiều tiền hầu hạ phô trương khoe mẽ đà sở khăn điều áo thắm thuộc hạng sang hàng đắt tiền canh đàn tố hảo hàng nghìn hàng trăm suất lộc, phát lộc rất hậu, theo kiểu thiên hạ không ai bằng mang tiền ra để khảng định bản thân, việc Đạo thì chưa tu được còn phân biệt chấp trước, sang hèn đó cũng là lỗi Đạo chưa yên căn!

Vậy làm sao để yên căn yên mệnh?


         Hiểu thông việc Đạo! Tự mình có thể lí giải được khúc mắc cho bản thân, không bị rằng buộc bởi các Pháp hay các nghi thức trong Đạo, tâm sinh hoan hỉ không phiền não tự yên căn yên mệnh ai đó nói gì cũng không thay đổi được, tâm Đạo kiên định không bị tác động của thị phi thì quỷ thần cũng không sâm hại quấy nhiễu.

Thầy Huyền Tích

    Còn những người không thể tự mình tu học được, Thầy lại không giúp được chỉ ăn rồi lo sắm lễ hết tiền thì hết tình thầy trò, tâm dạ thì rối bời, ai gặp phải Thầy như vậy, cũng không có gì phải lo cả, không phải tìm thầy xoay khăn hay tái phủ, không phải lễ bái gì nữa, vì các bạn đã lễ quá nhiều rồi, lúc này chỉ cần tìm bạn Đạo thiện hữu tri thức hiểu biết về Đạo để cùng chia sẻ.

Vậy làm sao để các bạn phân biết được đâu là bạn Đạo tin cậy. Đâu là bạn Đạo không tin cậy ?


      Rất đơn giản: Bạn gần gũi với ai đó không kể sang hèn trong Đạo hay ngoài Đạo, đồng lâu năm hay đồng tân lính mới, có đồng hay không có đồng.  Sau nhiều lần nói chuyện tâm thấy an, việc Đạo lại thông tỏ hoan hỉ vui mừng, không phải lễ bái hay hầu hạ gì không hao tài tốn của, thân tâm an lạc trí tuệ tăng trưởng thì đó nhất định là bạn Đạo tin cậy.
      Còn ngược lại khi bạn nói chuyện với ai đó tâm thấy bất an tinh thần hoảng hốt hoang mang sự việc rối bời không thông không hiểu, lại phải lễ lạp đàn sở tốn kém mà việc Đạo không thông tỏ vẫn bế tắc u mê, thì chắc chắn đó không thể là bạn Đạo! Dù người đó có xưng mình là Phật là Thánh hay Tiên giáng trần có Đền to Phủ lớn tiền hô hậu ủng... thì tất cả những thứ đó không phải là sự thành đạt trong nhà Đạo!
     Bạn Đạo là người giúp ta không cầu lợi từ ta! Là người xem ta như ruột thịt người thân, sẵn sàng vì ta mà giúp khi ta cần đấy là thiện hữu tri thức.
    Huyền Tích tôi có đôi lời từ tâm can, nếu có mạo phạm xin thứ lỗi.

  ( Trích lược từ Facebook Huyền Tích của đồng thầy Huyền Tích)

Nỗi lòng một đồng thày về Đạo Mẫu

Lời ban biên tập: Hầu đồng là một nét văn hóa tâm linh đặc sắc của Đạo Mẫu. Đạo Mẫu vốn có là tốt đẹp, nhưng hiện nay đang đứng trước vấn nạn biến tướng, bị thương mại hóa, chúng tôi xin lược trích một bài viết của Thầy Trần - Một đồng thày tâm huyết vì đạo - để các bạn tham khảo.



     Về hiện trạng của hầu bóng hiện nay, ai cũng biết nói là động chạm. Thôi kệ, tôi nói .
      Hầu đồng hiện tại là thời điểm mở và bùng phát, nên đi kèm vào đó là sự tham lam vô độ, sự thiếu hiểu biết, sự biến tướng qua một thời gian bị cấm đoán và gần như mất gốc, đã biến thành sự xúc phạm phá vỡ tôn nghiêm và và sự linh thiêng truyền thống của cửa đình Thần.
      Phú quý sinh lễ nghĩa. Đạo Mẫu đã bị thương mại hóa ngay từ những Thủ Từ,Thủ Nhang, Đồng Trưởng, Đồng Thầy, cung Văn, Pháp Sư , .....cho đến những người mà nghe từ ngữ  có vẻ văn hoa "những người thực hành tín ngưỡng đạo Mẫu" đã thiếu đi sự nhất Tâm với Mẫu, đã không còn cái gọi là cái nghiệp cha cắt mẹ cử.


Nếu là người có được địa vị có ảnh hưởng  trong đạo, được cha cắt mẹ cử phải sống và hết lòng phụng sự cho đúng đạo, đừng vì tiền, đừng đối sử phân biệt giầu nghèo, đặc biệt là o ép người ta.
       Thậm chí có rất nhiều những ngôi đền nổi tiếng những người trong ban quản lý ....đã cư xử tại cửa đình Thần như là một cái chợ. Những việc như ăn cắp lộc của khách, .... rồi hàng vài chục người xô đẩy cướp tiền. Thậm chí nhẩy vào cả những người đang làn lễ mà cướp .... hay làm ầm ĩ hỗn loạn mất sự linh thiêng của cửa đình Thần thì không quản lý. Nhưng về khoản moi tiền hay các chiêu trò thì rất tinh thông: Dọa hết giờ, ngắt điện, thỉnh thoảng thay ca trực bảo vệ ...
      Tiền tuy lấy dễ dàng nhưng kẻo lại khổ. Tiền có thể mua nhiều thứ nhưng  không bao giờ mua được nghiệp cho con cháu mình .
      Thời buổi bây giờ ganh đua, sân si đang tràn ngập trong tâm địa của gần như tất cả những người, mà thiên hạ gọi là Ông bà Đồng cũng đang gieo nghiệp đủ loại.
      Kẻ thì ngày ngày khoe đàn to lễ lớn tố hảo, kẻ thì sơn trang tam sinh cỗ bàn ... đủ thứ tiền tỷ, bầy vẽ sự xa hoa lãng phí, tiền bàn loan vỗ gối như là tỷ phú.
      Tố hảo thế đấy nhưng nhìn vào không thấy sự oai nghi về tâm linh trong đạo. Quần áo lai căng, hầu hạ tuồng chèo như diễn viên, khoe tiền khoe của, khoe sự sang chảnh thái quá có phần kệch cỡm .


      Đền là đền công cộng, Thánh là của toàn dân thiên hạ, chứ không phải là Thánh của một mình mình. Biết rằng mình xin cung bắc ghế là đại sự, nhưng nào tránh ngày sóc ngày vọng ngày tiệp. Mà mời kéo đoàn kéo lũ ngồi chật cả đền không cho ai vào lễ cả .
      Vâng một người không vào đền lễ được, họ chỉ sinh tâm oán thôi đã khổ, chứ đừng nói là nhiều người vì mình bắc ghế mà họ không lễ được.
       Mà mời khách dự hầu xin lộc, thì xin lỗi còn kém cả đứa bé con. Xin kể câu chuyện nhỏ hôm trước ở dưới đền gặp cậu Đồng, Đức Anh 9 tuổi, hỏi cậu vài câu cho vui. Thầy trò tôi mới hỏi:  "Thế mấy bữa nữa con bắc ghế con có mời cô giáo và các bạn học cùng dự lễ không ?". 
      Các bạn biết cậu cậu bé trả lời thế nào không: "Không con không mời đâu nhỡ người ta không hiểu biết về đạo của mình họ lại nhạo báng thì chết rồi cả hai cùng khổ". Thế đấy đứa bé nó còn biết phải mời ai đi cho đáng với từ xin lộc của khách trợ duyên.
      Nhà đền vậy phải chú ý, để lại cung sở cho khách thập phương dâng lễ. Không rồi chỗ nào cũng hầu hạ, chen chân còn khó. Nhưng cũng không thể mượn lý do này mà nâng giá o ép con đồng.
      Đền Phủ là nơi Thờ tự trang nghiêm, nơi Thánh ngự, hầu hạ phải phép đã đành, nhưng cũng nên nhắc những người trợ duyên cho mình cũng phải cư xử trang nghiêm đúng mực, không hò hét và đứng lố nhố khua chân vỗ tay buôn dưa lê quá to kẻo mắc nghiệp .
     Ta đi hầu Thánh chứ không phải hầu người trần. Hầu hạ là căn mệnh,  việc cả đời. Không phải vì cái gì đó mà làm khác với đạo.
     Biết rằng cuộc sống có hai mặt tốt xấu trắng đen, có tà có chánh, nhưng bây giờ 90% cái gọi là con đồng sao giống nhau đến thế.
      Ai cũng nói từ nhất Tâm.
      Ai cũng muốn nhất tâm cửa Thánh, nhất tâm thật lính, thật tính, thật đồng, xin khôn, xin ngoan, xin sang, xin Thịnh,  xin cả cho họ hàng con cháu ....
       Nhưng nếu chỉ có cái lễ và cái Tâm giải đãi, thì chỉ hướng cho Tâm ma nó dẫn dắt mà làm băng hoại cửa đình Thần mà thôi. Nghiệp vẫn hoàn nghiệp, tu sao cho vẹn quả, lại để con cháu gánh thay khổ chúng nó.
       Còn nữa:
       Ở trên Facebook hay trên mạng có ngôi Đền hay Điện nào Thờ Mẫu đâu mà kẻ thì xem bói qua ảnh, mặt, tay, rồi qua quả cau lá trầu; kẻ thì nói vanh vách căn số người khác; kẻ thì dọa ma dọa quỷ, rồi vận rồi hạn, rồi âm phần đất cát, vong nhập rồi thai nhi ,... phán truyền loạn cào cào, đưa người ta đến con đường mê muội.
       Nhiều khi Ma quỷ vong vanh thì không thấy đâu, toàn là ma ở mồm các vị thầy Facebook.
        Chung quy 90% là lừa người, mượn danh đồng bóng phá đạo. Gặp trực tiếp còn soi mù mắt mới tìm được nguyên nhân, vậy mà cách nhau hàng nghìn km, các Thầy  Facebook đọc vanh vách như thánh sống vậy.
        Rồi lại chê bai nhau đủ cách,  từ bóng gió đến trực tiếp. Riêng khoản bắt lỗi thì nhất. Người ít thì vài tài khoản Facebook,  kẻ nhiều thì cả chục quảng cáo lăng xê hoa mày chóng mặt .
       Rồi nữa Facebook bây giờ người nào cũng có thể kêu cầu, cũng soi cũng bói, cũng cúng lễ, cũng chữa bệnh được. Cửa Đình Thần, Cửa Phật, cửa Mẫu cứ như là mảnh ruộng để cho các vị cầy cấy kiếm ăn.
      Nếu một Thầy có lương Tâm và hiểu đạo không bao giờ soi xét lung tung như vậy .
        Còn nữa một đống những người còn chưa phải là con đồng, cũng lao vào phán như ông đồng dậy đời, dậy đạo. Rồi nhiều khi láo toét, bầy đặt thị phi để thiên hạ hiểu nhầm sai lệch .
        Bớt khẩu nghiệp đi, không phải chuyện Tâm linh có thể đọc là hiểu, mà là tâm thông. Biết thì thưa thớt không biết thì dựa cột mà nghe.
       Thánh một ly cũng chấp. Đừng tưởng là trên facebook muốn nói gì thì nói. Rồi lúc hối không kịp.
      Khi Thần Thánh đã buông, ma quỷ sẵn lòng đưa đường dẫn lối những loại như thế vào tà đạo rồi hối không kịp.
      Các vị được thay mặt Đạo để hành pháp giúp con người khổ độ người mê .... Hoặc cha cắt mẹ cử những nghiệp khác nhau trong cửa đình Thần, cũng như các Thanh đồng đừng làm gì quá dẫn đến biến dạng như hiện nay.
      Mình hãy để tay nên trán xem đã giúp gì cho Đạo Mẫu đúng nghĩa chưa,  mình đã cố gắng để luôn đặt Tâm mình gánh vác những việc cho đạo ngày càng tốt đẹp chưa?


       Các vị phải có trách nhiệm hướng dẫn trước là con nhang đệ tử mình, cùng nhau truyền bá tính anh hùng, sự bao dung sự cao cả, lòng thương dân, sự gánh thay của Thánh nhân Việt; sự phò trì cho cái bản sắc nhân văn muôn đời của Đạo Việt; hướng con dân Việt Nam học theo văn hóa Việt.
       Có trách nhiệm giúp cho con người đến chân, thiện, mỹ ...vừa tránh gây thêm nghiệp chướng cho mình. Chớ có hơi tý là nói dựa, nói điêu, lợi dụng nhà Thánh đem phiền não tới cho mọi người.
      Chỉ có mang Tâm gánh nghiệp để hành pháp thì mới thuyết phục được con người. Sự ngưỡng mộ cũng từ đó cũng tăng lên.
      Muốn thuyết phục bàn dân, thiên hạ thì phải sao cho mọi người nhìn thấy người nhất tâm phụng sự ông Thánh. Chứ không phải là những kẻ dị dạng đang diễn trò .
      Muốn mọi người hướng tới, rằng mình có căn là con nhà Thánh thì điều đầu tiên phải sàng lọc chính mình: Xem có lỗi đạo không, đi nhầm đường chưa, ta đã giúp gì cho dân cho nước, cho đạo, cho đời, cho những người xung quanh tin tưởng với cái danh con nhà Thánh hay chưa.
      Người có đạo cha cắt mẹ cử nếu chỉ biết có tiền, nghĩ đủ mọi cách kiếm tiền biến tướng dần, lai căng thì sẽ biến đạo mang cái danh: Đạo tốn kém nhất hành tinh, dị đoan nhất hành tinh.
       Nếu ta vẫn mang theo những tư tưởng chật hẹp, ích kỷ chỉ vì tiền ..sẽ làm ảnh hưởng đến uy tín và sự tôn nghiêm của cả một đạo.


       Hãy mạnh dạn làm gương sửa đổi ngay từ bây giờ.
     Nhất là những người thủ nhang, đồng thầy nổi tiếng, những người được ăn lộc Thánh.... Hãy gắng tự sửa mình để tạo thành phong trào mới có kết quả tốt, mới hóa giải cái tiếng xấu của đồng bóng .
      Mấy lời xin các bậc cao niên, trưởng thượng, đồng quan, lính Thánh ghế bốn phủ hoan hỉ ủng hộ.
      Ai bất đồng quan điểm xin đừng chia sẻ.
                                                                                Thầy Trần


Xuất thủ trình đồng sao càng khổ, thậm chí vẫn cơ đầy?


Càng ngày càng nhiều người xuất Thủ trình đồng tại sao càng khổ, thậm chí vẫn cơ đầy .
      Thôi viết vài chữ để các bạn nếu trong trường hợp như vậy tự ngẫm nghĩ mà giữ đạo sao cho mình
       Đừng để mưa to mới đi rút quần áo phơi ngoài sân, mà phải rút trước khi mưa. Bệnh nhẹ đừng để biến chứng thành nan y. Ai cũng biết có căn có quả cha bắt lính mẹ chấm Đồng thì phải hầu phải hạ,  nhưng hầu hạ thế nào hầu hạ ra sao thì phải biết.

 Đầu tiên tôi nói về loại thứ nhất:
      - Có rất nhiều người không căn không quả nhưng nghe lời thầy bói thầy tà bậy làm tiền dọa nạt........ khuyên mở phủ trình Đồng dẫn đến loạn mệnh lại lỗi đạo với nhà Thánh .
      - Lại có người không căn không quả. Nghe nói hầu đồng thánh thương mới có lộc có tiền. Lại vì tiền.
      - Lại có loại đua đòi, thấy người ta hầu hạ được bách gia trợ duyên trăm nhà lễ lạt trọng vọng cũng nghĩ mình mở phủ để được như thế .
      - Lại có loại mở phủ để lấy danh lấy diện nhằm mục đích quan hệ hoặc trục lợi cửa đạo Tứ Phủ làm tiền
      - Hoặc loại phúc mỏng nghiệp dày ma quỷ ám thân nhập xác, ma vong theo tiền duyên tiền kiếp quyến luyến, lại được mấy thầy tà lợi dụng hoặc tự huyễn hoặc là mình có căn quả, cho rằng cha bắt lính mẹ chấm đồng mình bị cơ đầy, tự tìm thầy mở phủ .....
        Loại này hiện nay chiếm nhiều lắm cứ 10 người đến nhờ vả, khi tôi soi lại thì có đến 6 người thuộc về mấy trường hợp trên.
       Những người này vì không căn không quả nên khi hầu toàn là đồng diễn và lỗi ghê gớm lắm.
       Ai cũng biết khi ngồi tại chiếu công đồng Phán truyền hay ban khen cho bách gia ( không có thánh chứng đồng, dù là bóng ảnh lại mượn lời Thánh miệng trần phàm phu tục tử . Thậm chí phán truyền láo toét thì phải biết là thế nào )
       Thậm chí bố mẹ anh chị em hay người già cả phải quỳ trước mình nghe mình phán truyền lung tung........ và làm theo....
        Vậy thì mất phúc tổn hại mệnh cách thì khổ là điều đương nhiên.
        Loại thứ 2 có căn có quả nhà Thánh, thậm chí bị bắt đồng nổi tại cửa Đền của Điện nhưng hầu hạ nhiều năm nhưng càng hầu càng khổ.Thậm chí nghèo khó gia đình.....con cái ...... và có kẻ vẫn cơ hành .
       Đầu tiên ta phải nói đến thời cuộc .
       Phải nói rằng đúng là loạn Đồng ghen Đồng, người ta ai cũng nghe câu sạch sành sanh còn manh áo đỏ .
       Có kẻ khi nghèo mở phủ một hai năm thánh thương cho ngân cho xuyến, nghĩ rằng mình là nhất Thánh chỉ thương mình Ta, bốc nên cậy tiền rồi làm loạn.
       Cái thời khó khăn mua được cái áo bản mệnh cái khăn phủ diện loại ít tiền không được đẹp. Bây giờ giầu có quần áo xênh sang cả tòa thay tất tần tật cả khăn phủ diện lẫn áo bản mệnh .
      Nhưng đâu có biết rằng 3 năm thử lính 9 năm thử đồng cái khăn phủ diện phải 12 năm mà phải cũ nát mới được phép xin quan thầy cho thay .
Trong trước 12 năm vì lý do cháy hay rách.... muốn thay cũng phải may vào trong khăn mới.
      Còn cái áo bản mệnh không bao giờ được thay. Trừ khi béo hay quá gầy nên mặc hầu hạ bất tiện thì làm lễ và xin sửa chữa hoặc may vào trong áo mới.
      Bây giờ thôi khỏi nói. Thích là thay cho hoành tráng.


      Còn nữa.
     Vừa khai hồ xuất thủ mở phủ trình Đồng kẻ thì Hầu ngay nhà Trần kẻ thì hầu Tam tòa Chúa, có kẻ thì cầm đeo lệnh bài các quan , .... thôi rồi, đủ loại.
      Ngày xưa các cụ khi ra mở phủ áo quần thì không đẹp nhưng miễn chê, đâu có thế.
      Nhà Trần phải là căn quá kim chi đôi nước, thậm chí có căn nghiệp làm thầy chuyên sát quỷ trừ tà mới hầu. Phải biết rằng nhà Trần không chấm đồng. Vậy càng không nên hầu vui.
       Mà muốn hầu cũng phải hầu vào vấn hầu tạ là ít nhất trừ khi ( người đã học nội Đạo thụ giáo, làm pháp sư nhà trần )
      Cứ nhìn giá Hầu đức Thánh Trần khi giáng bóng ngồi ngai cao vắt chân chữ Đại (ngồi cao ngang tượng pháp công đồng) là biết. Không kim chi đôi nước chớ có hầu không lại không gánh được nghiệp quả.
      Cái thứ hai các cụ tôn trọng Mẫu và chúa Tây Thiên..... Vì các vị đó đã quy y nên không hầu để cho Thánh được thanh tịnh. Chưa nói gần đây nào hầu phật, rồi tôn ngộ không, rồi còn lại phá cả ngục, ...
       Cái thứ ba trong ba năm đầu khi Tân Đồng hầu các giá Hàng Quan không bao giờ cho đeo ngay thẻ lệnh bài .
       Cái câu ban khen Đồng quan lính Thánh ( quan thầy) là ở chỗ này .
       Mà trước khi nên sập Hầu Thánh phải giữ mình cho sạch, cấm quan hệ nam nữ trước mấy ngày.
       Có tang có bụi là phải kiêng cho đến ngày đoạn tang.
       Tân đồng không được hầu ngày chính tiệp Thánh .
       Ngày nay có tiền vừa ra mở phủ như đúng rồi.
       Có kẻ ngay khi mở phủ đã chọn đền to phủ lớn ra mở. Trong khi các cụ ngày xưa sợ lính mới tân đồng lỗi đạo, nếp đồng chưa yên, chưa có phép tắc nên đều mở phủ cho con nhang tại điện nhà hay đền nhỏ. Nếu có mở ở Đền To phủ lớn cũng chỉ chọn  bên tả hay hữu để cho con nhang hầu (tránh trực diện lỗi với Thánh ) chứ không bao giờ cho hầu tại công đồng hay cung chính. Việc này nhằm nắn đồng vào nếp sau 3 năm mới cho đi tỏa bóng.
        Bây giờ bừa.
        Con nhang nào thì nhẩy múa như nên ba nên sàn, tiền thì ném vào mặt tượng, vào mặt Thánh, ngoáy mông, ngoáy đáy. Thậm chí quay cả đáy vào công đồng. Đủ trò kệch cỡm như con rối khoe của khoe tiền.
Vừa ra mở phủ Ăn không nên đọi nói không nên lời, việc dương chưa tỏ , việc âm đã thông, chưa biết đường mà lội biết lối mà hành; đã miệng trần bóng Thánh ( ngay tại trước mặt tượng pháp các ngài ) phán truyền láo toét, thậm chí bắt đồng bắt lính ,,,,,,
       Có kẻ còn quát mắng cả thủ nhang đồng thầy đồng anh lính chị với cả cha mẹ đẻ nữa .......
       Nói chung là đủ trò, ta đây là nhất.
       Phải biết Hầu Thánh giáng một ly một lai là phúc lắm rồi nhưng đâu có giáng tất cả các giá .
      Với một đống lỗi sau chịu nhiều đau khổ , mở phủ vẫn cơ hành, thậm chí còn khổ hơn trước khi mở phủ.
       Còn có kẻ đã thế bạ gì cũng ăn , nào thịt chó thịt rắn, thịt hổ , rượu rắn rượu cao hổ cốt, cỗ cúng cho người mới chết, cũng nốc ...
       Mà quan Thầy bây giờ cũng đủ loại kẻ thì mình còn đang tu nghiệp còn dầy thậm chí nếp đồng phép tắc còn chưa lắm vững , có kẻ mới ra mở phủ trình Đồng vài năm đã đi mở phủ cho người. Thậm chí đang có tang có bụi cũng đi đẻ .
       Kẻ thì chỉ vì tiền vì danh vì muốn đông con nhang nhiều đệ tử đi đẻ còn chưa kịp chửa , chỉ có cầm tiền đẻ xong rồi kệ , sống chín mặc bay .
Có kẻ thì tốt tâm tốt tính nhưng không hiểu thời cuộc giúp người cơ hành mở phủ .
       Có câu chuyện cười ra nước mắt thế này.
       Có cô bé Sinh Viên nhà nghèo chưa bao giờ đi lễ đền chùa chưa bao giờ đi dự lễ hầu bóng .
       Một hôm đi lễ tại một ngôi đền bị bắt Đồng nổi, mồm xưng cô ... phán truyền phải theo hầu. Từ hôm đó về nhà ngây ngây dại dại, học hành sa sút. Các bạn học thấy thương mới góp được mươi triệu nhờ ông thầy mở phủ .
     Ông thầy thì cũng có Tâm biết rằng mình phải bỏ một đống tiền ra để mở cho cô bé này. Nhưng ông thầy có tâm mà không hiểu thời, hiểu đời.
      Cái thứ nhất cô Sinh viên này nhà nghèo lại đang đi học lo tiền học còn không song chưa nói đến hầu hạ (với cái đạo của mình mà bây giờ người ta nói là đạo tốn kém nhất thế giới)
       Thế là hậu quả mở phủ xong rồi ổn ổn được căn mệnh một chút , nhưng bách nhật trăm ngày không có tiền hầu tạ thế là một thời gian sau vẫn ngây ngây dại dại .
       Đến nhờ ông thầy khất lễ các kiểu vẫn bó tay. Thế là ông cũng bỏ luôn. Đến gọi điện thoại còn không nghe máy. May có cô bạn học biết tôi, mang đến Đền nhờ lại chếch lệch, chỉnh chu, khất kháo  bây giờ bình thường.
       Còn một trường hợp tương tự nhưng được cái là học năm cuối sau khi mở phủ song cũng không có tiền hầu tạ. May quá hơn trăm ngày lại lấy chồng, thấy bình thường nghe lời người nọ người kia mang khăn với áo bản mệnh vất ra Chùa. Được hơn năm lại cơ đầy, gia đình loạn .... quay lại thu xếp được ít tiền muốn hầu Thánh.
        Ông Thầy hỏi khăn áo đâu nói bỏ rồi Ông đuổi thẳng.
        Cái sự không nắm bắt thời cuộc của các Thầy mặc dù có Tâm nhưng cũng tai hại.
        Như trên tôi nói bởi cái thời cuộc này giờ ganh, đua, đú. Cái Đạo Mẫu của mình dang mang tiếng là đạo tốn kém nhất.  Vì một số kẻ khi có tiền làm loạn. Càng Đền to Phủ lớn càng làm tiền, nhà đền thì chặt chém o bế o ép các Thanh Đồng moi tiền coi như một lũ gà .... dở đủ trò như tiền của các thanh đồng là không phải bỏ mồ hôi mà có. Cung văn nhà đền thì có tiền nhiều nó hát hay mà vỗ gối ít thì nó đánh trống phách như cơm nguội. Thậm chí nó không hát, hoặc hát như đọc, ..... Còn có tiền thì khỏi nói. 
      Bình thường những trường hợp này, người thầy phải hướng dẫn cho họ về cơ hành, nghiệp lực, đả thông Tâm lý, dậy bảo tu tập sám nghiệp rồi dùng đạo pháp khất cho con nhà người ta là nó ổn ngay.
      Nhưng cứ mở phủ.
      Thành ra lại lỗi Đạo và chữa mệt hơn nữa. Cũng như trời mưa rồi mới rút áo đang phơi. Hôi rinh giặt lại còn khổ hơn.
      Còn có trường hợp dở khóc dở cười. Con người ta nhờ mở phủ, thầy mở 35 triệu. Trước hôm hầu tạ lại bảo phải có 75 triệu mới cho hầu tạ.
      Lại có cô bị bắt đồng nổi nhiều năm lấy chồng có 2 mặt con, chồng đi với gái bỏ vợ con lại. Lúc đó lại đổ cho mình không ra hầu Thánh ( ừ thì bản mệnh bất an nên xẩy chuyện). Thế là vay mượn được 40 triệu theo lời ông Thầy bói.
       Ông mở phủ cho đến hôm khai hồ, ông lại cò quay tiền bàn loan vỗ gối 20 triệu ông nói tiền kia là mua đồ, chưa có tiền vỗ gối.....
      Thế là đâm lao phải theo lao lại vay tiếp. Đến hôm hầu tạ có vay được hơn chục thế là ông cho bài lờ .
      Rồi nhiều chuyện về thầy bà .... mà không kể hết.
      Đều chỉ tiền
      .........
    Thôi thì có Đồng mới biết thương Đồng.  Ai đến mình cũng giúp nhưng càng nghĩ càng buồn.

                                                                          Thầy Trần

Thứ Hai, 25 tháng 2, 2019

Tò mò tiếng đồn linh thiêng Đền Ông Hoàng Bảy

Đền ông Hoàng Bảy ở đâu ? Đền này chính là đền Bảo Hà – di tích nằm trên ngọn núi Cấm thuộc xã Bảo Hà, Bảo Yên, Lào Cai với những câu chuyện truyền kỳ khó tin. Vậy đền ông Hoàng Bảy thờ ai và đến đền ông Hoàng Bảy cầu gì. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.



1. Đền ông Hoàng Bảy ở đâu ở Lào Cai?

Đền ông Hoàng Bảy ở đâu ? Địa chỉ Đền thờ Ông Hoàng Bảy được xây dựng tại nơi năm xưa di hài của ông lưu lại là Đền Bảo Hà thuộc xã Bảo Hà, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai. Di tích đền ông Hoàng Bảy nằm ở chân đồi Cấm, bên bờ thượng lưu sông Hồng, ở bên bến phà Trái Hút. Vì thú chơi phong lưu của ông Hoàng Bẩy nên nơi ông ngự còn được mệnh danh là Trái Hút Bảo Hà. Ngày hội đền Bảo Hà diễn ra vào ngày 17/7 âm lịch hàng năm. Vào ngày này có đông đảo du khách thập phương đến dự. Người ta thường dâng ngựa xám, bàn đèn, thuốc cống, kẹo xìu (kẹo lạc)…. Ngoài những ngày lễ hội, vào những ngày thường (đặc biệt là vào mùa xuân) khách thập phương trong cả nước vẫn thường xuyên tụ họp về đây để thắp hương tưởng niệm, cầu an, cầu lộc.


2. Nguyên do mọi người đi đền Ông Hoàng Bảy cầu số đề?

Căn ông Hoàng Bẩy là gì và mọi người đến đền ông Hoàng Bảy Lào Cai cầu gì ? Đền có tên là ông Hoàng Bảy còn có "bí danh" là "đền số má". Bởi đơn giản, không biết từ bao giờ, dân chơi đỏ đen, chơi lô đề, số má từ khắp các nơi kéo về đây để dâng lễ cầu lộc lô đề, buôn bán hàng lậu. Người canh giữ ở di tích đền ông Hoàng Bảy Lào Cai nói rằng, hầu hết dân chơi lô đề số má đều kéo đến đền Bảo Hà xin lộc từ ông Hoàng Bảy: "Cầu xin ông Hoàng cho con đánh lô trúng lô, đánh đề trúng đề". Tuy nhiên, có những người có căn quả ông Hoàng Bẩy thường đến đền Bảo Hà để cúng bái xin lộc, cầu tài.

3. Sự tích đền ông Hoàng Bảy trong cổ truyền Việt Nam


Ông hoàng bảy là ai cho đến nay vẫn là một bí ẩn, dù trong dân gian có nhiều câu chuyện truyền kỳ khác nhau giải đáp về sự tích đền ông Hoàng Bảy ở Lào Cai. Theo lời người dân sông ở huyện Bảo Hà, Hoàng Bảy là “thần vệ quốc” – một vị anh hùng của miền sơn cước từng đánh giặc ngoại xâm phương Bắc bảo vệ nhân dân. Khi ông mất, người dân Bảo Hà đã lập đền thờ, thờ phúng ông ở trên ngọn núi Cấm quay mặt ra phía sông Hồng, đúng thế “tựa sơn đạp thủy” để “trấn yểm” cho vùng đất biên giới tỉnh Lào Cai được bình yên, thịnh vượng.


Với câu hỏi mộ ông hoàng bảy ở đâu ? Một trong số các truyền thuyết về lịch sử đền ông Hoàng Bảy ở Lào Cai kể rằng, vào cuối đời Lê niên hiệu Cảnh Hưng (1740-1786) khắp vùng Quy Hóa gồm Châu Thủy Vỹ và Châu Văn Bàn ngày nay là tỉnh Yên Bái, Lào Cai. Vùng đất này thường xuyên bị giặc phương Bắc tràn sang cướp phá, khắp vùng loạn lạc, cư dân điêu tàn. Trước cảnh giặc ngoại xâm phương Bắc hoành hành vùng biên giới, tướng Hoàng Bảy được triều đình giao trọng trách khởi binh dẹp loạn. Đội quân của ông Hoàng Bẩy tiến dọc sông Hồng đánh tan quân giặc, giải phóng Châu Văn Bàn và ông Hoàng Bẩy đã xây dựng Bảo Hà thành căn cứ địa lớn vững chắc. Tuy nhiên, trong một trận chiến đấu không cân sức, vị tướng Hoàng Bảy anh dũng hy sinh. Di hài của ông trôi theo dòng sông Hồng dạt vào bờ Bảo Hà. Nhân dân trong vùng đã an táng ông và lập đền thờ tại đây để ghi nhớ công đức to lớn của vị tướng tài Hoàng Bẩy.

4. Sắm lễ cúng ông Hoàng Bảy gồm những gì ?

Lễ hội đền diễn ra khi nào và lễ ông hoàng bảy gồm những gì ? Lễ hội đền ông Hoàng Bảy Bảo Hà có rất nhiều ngày lễ hội, trong đó những ngày lễ chính là: Lễ thượng nguyên (Rằm tháng Giêng), lễ tiệc quan tuần tranh (25/5 âm lịch), lễ hội ngày giỗ ông Hoàng Bảy (17/7 âm lịch), lễ tết muộn (Tết tất niên). 

Ngày tiệc chính của ông là ngày 17/7 âm lịch, vào ngày này, ở đền ông tập nập. Khi sắm lễ cúng ông hoàng bảy du khách thập phương đến dâng ông ngựa xám, bàn đèn, thuốc cống, kẹo xìu (kẹo lạc)... để cầu tài cầu lộc. Chính vì vậy ngoài ngày tiệc chính thì ngày ngày rằm tháng Giêng cũng là thời điểm thích hợp để các bạn du xuân đến di tích đền ông Hoàng Bảy ở Lào Cai.

Bài văn khấn ông Hoàng Bảy

Gió nam thoảng đưa hương bay ngào ngạt

Bóng ác tà đã gác non tây

Trăng in mặt nước vơi đầy

Bảo Hà có tích xưa nay còn truyền

Quan Hoàng Bảy trần miền Băc địa

Hợp binh hùng lục thuỷ Thao Giang

Quân cơ mưu lược luận bàn

Doanh trung thường có hai hoàng vào ra

Quan Hoàng Bẩy Bảo Hà chính vị

Cùng tướng công đệ nhị Hoàng Hai

Can qua dâu bể biến dời

Anh hùng xưa đã ra người cung tiên

Nhớ công đức lập đền phụng sự

Thổ, Mán, Nùng tiên nữ dâng hoa

Thú vui điếu khách bàn trà

Phong lưu thuốc cống Bảo Hà dâng ông

Hoàng hoa tửu khăn hồng gối xếp

Ngự tính tình phong nguyệt hoạ ca

Nhắn ai lên đất Bảo Hà

Nếm mùi phong nguyệt ấy là thần tiên

Cõi Bắc địa còn truyền cổ tích

Quan Bảo Hà thực đích trung quân

Sinh thời làm tướng trung thần

Tấc lòng yêu nước thương dân hãy còn

Dẫu bể cạn non mòn cũng quyết

Thử ra tài cho biết oai danh

Bao phen lẫm liệt tung hoành

Định an xã tắc đề binh cõi ngoài

Đất Lào Cai là nơi dụng võ

Quyết ra tay đội ngũ tiến công

Biên cương súng nổ đùng đùng

Sa trường sương núi máu sông chẳng nề

Đem quân về Thất Khê phòng thủ

Đền Bảo Hà lạc thú huê viên

Mãn tuần chiếu hạc hồi thiên

Tấm thân thoát lánh nghiệp duyên cõi trần

Bỗng một trận sầu vân ám kết

Hiện chân hình dạo Bắc hết Nam

Vui cùng nước biếc trăng ngàn

Tốt tươi quả lạ trăng vàng đìu hiu

Độ dân xã ngày Nghiêu tháng Thuấn

Cõi Việt Nam Bắc trấn oai danh

Từ bi cải dữ làm lành

Chọn ngươi nữ tú nam thanh chấm đồng

Kẻ xuôi ngược dưới sông trên bộ

Ai khẩn cầu tế độ thì qua

Hoàng về trắc giáng điện toà

Hộ trì đệ tử vinh hoa thọ trường.

Qua bài viết chắc hẳn bạn đã hiểu rõ sự tích đền ông Hoàng Bảy cũng như ý nghĩa lễ hội đền ông Hoàng Bảy. Hi vọng những thông tin trong bài viết đã giúp bạn có thêm kiến thức về khu di tích đền ông Hoàng Bảy.

BÀI ĐĂNG NỔI BẬT

Để bát đũa dở, rác thức ăn qua đêm cẩn thận chiêu vong

I/ THÓI QUEN ĐỂ BÁT ĐŨA QUA ĐÊM ………………………………………………............ Nhiều gia đình có thói quen để BÁT ĐŨA DỞ của bữa tối - đến sáng hôm...

BÀI ĐĂNG PHỔ BIẾN NHẤT