Có phải là khóa lễ cứ phải mâm cao cỗ đầy, mã lắm, thày giỏi thì được đắc lễ; còn lễ đạm bạc, đơn sơ thì không đắc lễ?
Đây là điều nhiều thanh đồng băn khoăn. Chúng tôi xin lược trích ý kiến của thày Huyền Tích - Một người thầy hết lòng vì sự chấn hưng Đạo Mẫu - về vấn đề này để các bạn tham khảo.
Khi khóa lễ mà có các Pháp Sư Thanh Đồng Đạo Quan, chư Nhân, chư Gia tới dự lễ khâm trực tác phúc trợ duyên, khóa lễ dù có đơn sơ đạm bạc, dù khi hành trì Thầy Pháp, Thầy Đồng, tân Đồng, gia Chủ làm chưa tốt có mắc chút lỗi, nhưng toàn bộ " chư Nhân, chư gia " đều hoan hỉ vui vẻ, nhất tâm tác phúc, không bàn tán lỗi lầm, không báng bổ, nhất tâm khâm trực đàn tràng thì khóa lễ đắc 100%.
Còn khóa lễ tuy tố hảo, thầy Pháp nổi tiếng, Thầy Đồng nổi tiếng nhưng trong đạo tràng bất đồng, hoặc có lời thô tục phỉ báng xì xào thầy làm tiền, thầy bịp... thì khóa lễ đó sẽ tổn phúc. Khóa lễ sẽ không đắc lễ , thậm chí gia chủ còn gặp họa. Nếu nặng thì còn bị khê đồng.
Nhân Thần rất quan trọng. Nhân Thần là yếu tố con người tác động đến khóa lễ. Nếu Đồng Thầy, Thầy Pháp, Gia Chủ và Bách gia cùng tác phúc cho khóa lễ thì khóa lễ đắc lễ. Nhược bằng thiếu sự hoan hỉ, hay phỉ báng, xì xào thì khóa lễ không đắc lễ.
Tối kị nhất khi mở phủ trứng bốn Phủ khi loan giá mà cấp cho tân Đồng rơi bị vỡ. Còn một số sơ suất khác như rơi đao, rơi kiếm, thầy ngã ra sàn, sang khăn phủ khăn cho đồng bị ngược, khăn trái, khăn quên ....thường những điều này chỉ bị ảnh hưởng nhỏ chứ không quá nặng nề.
Vậy Đệ tử Huyền Tích tôi vẫn hay dặn dò đệ tử của mình có đi dự lễ ở đâu hoặc vô tình gặp ở đâu thấy sai chưa đúng: Không được chê bai... thấy hay thì học thì khen, thấy xấu thì lấy đó mà làm gương tự sửa mình cho trọn Đạo.
Mình chê vô tình Quỷ Thần các ngài chấp nhời trách phạt, khóa lễ không đắc lễ, gia chủ tổn phúc, lại gặp họa. Khi đó mình cũng bị tổn phúc theo. Vậy tùy duyên, tùy chỗ mà góp ý làm sao cho lợi lạc, gia chủ yên tâm không hoang mang bất an mà lo nghĩ, đó là thượng sách.
Nhiều người cứ tưởng là mình hay, mình giỏi, đang tạo phúc hay cứu người, nhưng vô tình tạo nghiệp tạo tội mà không hay.
Nghiệp do thân tạo nên.
Nghiệp do khẩu tạo nên.
Thân chưa tạo nghiệp, khẩu chưa tạo nghiệp, nhưng ý khởi ác tâm thì tội cũng như Sơn như Hải.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét