Thứ Sáu, 3 tháng 5, 2019

Đạo "Đồng Tiền "


Mấy lần chứng kiến nhiều việc khốn nạn của Đồng của bóng của nhà Đền nhà chùa , lòng ấm ức lắm , 
Nhưng không muốn nói bởi vì trên đời vẫn còn nhiều ngôi đền ngôi chùa của Phật Thánh đúng nghĩa .
Nhưng càng ngày càng ít .
Và sự khốn nạn càng ngày càng quá .
Có nhiều em con đồng con nhang trẻ tuổi của tôi . đi lễ cùng chứng kiến việc họ ăn trên ngồi chốc và lạm dụng vị thế của Đền sở ăn tiền của Thánh làm tiền làm loạn cửa Thánh ...... O ép bách gia buôn Tần bán sở .....
Đều có thắc mắc và nói Thánh linh thiêng sao họ không bị .....quả báo ..... Hay bị Thánh vật ..... Thánh Phạt ... Tôi vẫn dậy con nhang bằng câu chuyện tri Ân của Nhà Thánh cho các em con đồng của mình bớt sân đi .
Câu chuyện này có Thật như sau :
Tôi kể câu chuyện này nhiều người ở Hà nội sẽ biết tôi nói ai .
Có một vị Thủ nhang phụng sự nhà Thánh ở một ngôi đền nổi tiếng Hà Nội .
Khi đó đền này rất đông khách lắm bây giờ vắng nhiều .
tôi hôm đó vì đồng nghèo nhờ tôi đi cúng giúp " cúng không lấy tiền " một đồng nào .
Người nhờ là bà chị
chị tôi mở phủ bên đền đó cho con nhang . vì con nhang nghèo lại bắt sát quá rồi lên mới buộc phải mở .
Chị tôi cũng nhờ cung văn họ cũng hát giúp vì ít tiền .
" nhưng các loại tiền cung tiền sở tiền cỗ bàn ..nhà đền trả đầy đủ "
Lúc khai đàn bà chị Quan thầy thì chỉ vỗ gối 2 nghìn với 5 nghìn .
Ban khen cho ai cũng vậy kể cả thủ nhang .
Cô Đồng Rất nghèo lại cơ nhưng khi đã sang khăn được hầu . lại có bóng Thánh về ốp lên mọi người hoan hỉ lắm , vẫn ngồi dự lễ vơi tâm thành kính chúc phúc trợ duyên .
Cô đồng con sang khăn được hầu từ lúc 3 h 30 đến 5 h " 1 h 30 phút sau khi hầu " đến giá chầu thì thủ nhang và nhà đền ra dục liên tục bắt xa giá để đòi cung lại , để cho một vị đồng giầu có và nổi tiếng vào bầy đàn để mai vị kia bắc ghế .
Với lý do hầu lâu ... nói đã hết giờ, phải trả cung cho người khác vào.... Bầy lễ mai hầu .
Lúc đó nhiều người dự lễ 
Nhiều người nói hộ các bác để tối bầy đàn , cho cháu nó hầu hết canh đàn nhưng vị thủ nhang nhà đền vẫn làm ầm lên trên đền .
Khi ghế đồng con đang hầu Thánh .
Tôi thấy thế đành ra xin hộ , nhà Đền cho cháu nó hầu Thánh cho thoát bóng đỡ cơ , vị thủ nhang nói chỉ cho phép hầu thêm 1 tiếng nữa , phải trả cung sau đó tôi lại xin thêm mãi mới được 1 h 30 phút , 
Để cho vị đồng danh tiếng giầu có kia vào bầy đàn .
Cháu bé khi hầu xong do hầu vội vì thời gian có hạn hầu xong vẫn không thoát hết bóng , thấy cháu vẫn chưa hết cơ sát .
lúc đó tôi bực lắm liền vào cung cấm tấu quan lớn hỏi về việc này .
Và xin tấu quan phân định thế nào lại để cho người thế này làm thủ nhang .
Và được nhà Thánh sang tai thế này : 
Con ạ đời có nhân quả cả ai làm người đó chịu , thậm chí nếu gây nghiệp quá con cháu cũng chịu " như câu đời cha ăm mặn đời con khát nước " 
Tuy thế trong việc này họ tạo lắm nghiệp nhưng họ cũng có phúc 
Phúc từ kiếp trước con ạ .
Với kiếp này họ cũng có công vân tập tiền của bách gia tôn tạo . xây dựng cung đài đền sở cũng có một Phần công .
Kể cả việc lạm dụng tiền giọt giầu chi tiêu riêng ăn chơi và làm giầu cho gia đình của hắn bằng tiền của Đền như bây giờ, hay vì kẻ giầu thì trọng thị kẻ nghèo thì khinh khi ..... Và con cho đó là không được. 
Ở trên này chúng ta biết hết .
Ta kể cho con nghe kiếp trước hắn là nông dân, trong một lần hắn đã vô tình giúp được một vị Thánh của dân tộc Việt Nam ta.
Lúc sinh Thời vị Thánh đó, khởi nghĩa chống quân thù xâm lược, khi bị giặc Minh đuổi và chạy đến chỗ hắn đang làm ruộng , ngay ngã ba, hắn đã chỉ đường cho vị Thánh lúc đó chạy thoát . Còn bản thân hắn ở lại chỉ giặc minh ra hướng khác , con bảo công đó có tạo phúc to cho hắn không , và cũng có phần cho dân tộc cho đất nước .
Nên công đó trong kiếp này hắn được ban cho theo phụng sự cửa đình Thần và làm thủ nhang tại đây.
Bây giờ những việc làm của hắn kiếp này đã gần đủ với phúc của hắn kiếp trước. 
Với dương thọ hắn cũng sắp tận lên con cũng không phải để tâm nhiêu.
Ta lại nói nếu giả sử lúc đó giặc Minh chia hai đường lùng bắt vị Thánh kia, nếu hắn mà nhẩy ra cản giặc mà bản thân hắn lại hi sinh nữa thì chuyện không chỉ như vậy đâu. 
Rất nhiều người kiếp trước tạo phúc cho dân cho nước, kiếp này theo vào cửa đình thần ,
Việc đó con cũng đừng để tâm .
Nên con không phải băng khoăn nhiều.
Họ kiếp này do tâm tính , do hoàn cảnh họ có lỗi thậm chí tạo nghiệp. Nhưng những việc tốt từ kiếp trước họ cũng đang dùng chính phúc đó bù vào.
Còn những người như vậy còn thừa phúc hay tích thêm đức thì lại đến phần vợ con cháu họ hưởng tiếp.
(mà cũng nói luôn sau khi vị thủ nhang đó tạ thế ít năm con cái vỡ nợ tất tần tật đêm bây giờ còn chốn nợ ngày nào cũng có chủ nợ vào để truy lùng).
Cũng từ sau lần đó tôi không bao giờ có ý kiến đến nhà Đền nữa (mặc dù nhiều lúc chướng tai gai mắt với những việc làm của họ) âu họ cũng là những người có công và tạo phúc , từ kiếp trước, còn kiếp này họ tốt họ hưởng , con cháu họ hưởng. họ không tốt họ chịu con cháu họ phải chịu.
Từ đó luôn lấy câu chuyện này khuyên các con nhang con đồng của mình bớt để ý nhà đền để rồi thành minh sân trong tâm và nghi ngờ sự oai linh của nhà Thánh .
Và luôn tuân thủ một câu ai làm gì có Thánh xét .!
Nói thật không muốn lên tiếng và động chạm đến họ .
nhưng hôm nay bực bội kinh khủng, 
" Thấy việc sẩy ra mà đau lòng hộ người ta , cùng con đồng nhà Thánh.
Nhà đền có hứa sẽ chỉnh đốn nên không muốn nói chuyện hôm nay ra.
Một ngôi Đền có tiếng từ xưa ai cũng như ai Đồng nào cũng như Đồng nào ghế nghèo hay giầu đều là con cha con mẹ cả .
Mà bây giờ còn phân biệt đồng sang bóng giầu vậy thì sao mà gọi là ngôi đền thờ Thánh và nơi Tâm linh được .

Như Hoàng đế Napoleon Bonaparte từng nói: “Thế giới phải chìm đắm trong đau khổ không phải vì tội ác của những kẻ xấu, mà vì sự im lặng của những người tốt”.
Hay như câu nói nổi tiếng của mục sư, nhà hoạt động nhân quyền người Mỹ gốc Phi Martin Luther King: “Cuộc đời của chúng ta bắt đầu kết thúc khi chúng ta im lặng về những điều lẽ ra phải lên tiếng”.
Nhà báo Hoàng Anh Tú (người nổi tiếng với biệt danh anh Chánh Văn ở tờ Hoa học trò) cũng nhận ra quy luật của cuộc sống rằng: “Khi bạn thờ ơ và lặng im trước cái xấu thì bạn cũng sẽ nhận lại sự thờ ơ và lặng im khi bị cái xấu tấn công”.
Đáng buồn khi phải viết bài này.
Tôi đã đi gần hết các nơi thờ Thánh nhân Việt kể cả bên Trung Quốc ( không muốn nói là đã đi hết được)
Đã chứng kiến trải qua rất nhiều tất cả những cảnh khổ và trớ trêu hay nghiệp tạo của đủ loại quan thầy ...thủ nhang ..... .
Bây giờ thời buổi loạn lạc, ma tà thoái hóa biến chất từ chính những người thủ nhang cắp táp cung văn đồng Thầy , những người mà phải trên tôn việc Thánh là chính, lấy mình làm gương cho đời, cầm cân nẩy mực cho Đạo.
Nhưng giờ thì ngôi đền nào bây giờ cũng như ngôi đền nào.
Tiền giọt giầu " công đức ..." của bách gia thì nhiều vô số kể , mà không biết nó trẩy vào túi ai .
Giầu có bằng tiền có mùi nhang khói của nhà Thánh .
nhưng họ vẫn tham và si bỏ túi riêng làm giầu nó quen lại còn o ép người ta, những người con cha con mẹ, được Thánh chọn lựa phụng sự. Rồi có nơi cấu kết với một số quan chức vơ vét tiền công đức của nhà Phật nhà Thánh . 
Đúng nghĩa với câu "tiền chùa".
Danh tiếng ông bà Đồng bây giờ được cân đo bằng tiền, bằng đàn to lễ lớn bằng cách lừa lọc buôn Thần bán Thánh ăn của bách gia của con nhang con đồng .
Đối với nhà Đền thì :
Kinh khủng. 
Mình là người có tiền thì không sao, nhưng nếu không tiền thì thôi rồi. 
Xưa kia bắt bớ Hầu hạ không tiền , thủ nhang hay cắp táp nhà đền dù cho không phải canh đàn khóa lễ của mình , không tiền, không vì gì hết, mặc dù thời đó biết là cho người ta hầu mà bị công an bắt thì cũng lên đồn cùng nhưng họ vẫn chấp nhận.
Cho hầu và đi hát dâng Thánh.
Chỉ muốn giữ cho Đạo Thánh không bị mai một .
Hát văn thì một hai đồng tiền cọc là xong hát hay ban khen thêm thì tùy, vì họ cũng là con Đồng nhà Thánh cũng phải hầu phải hạ .
Họ cũng như mọi người cũng cảnh con cha con mẹ con đồng bóng Thánh.
Ngày nay cùng một ngôi đền ai có tiền bơm vào thì được bắc ghế Hầu cung chính , bố trí văn hay. Ai không tiền thì hầu cung phụ, thậm chí hầu luôn ở chỗ không có thờ cúng gì , ngoài sân ngoài cửa , mà ngày tiệp thì thôi rồi ăn chực nằm chờ ..... Vẫn chỉ hầu ngoài sân.
Nếu như không ban khen vỗ gối cho nhà đền từ người cắp táp dọn vệ sinh hay một số vị quản lý .... cho đến .... cao hơn nữa là sẽ có chuyện ngay.
Thường xẩy ra nhất là rút điện khi đang hầu hoặc thóa mạ, về giờ giấc .... Còn có tiền hầu đến bao giờ thì hầu, thích làm trò gì thì làm.
Nghèo mà lần sau có bắc ghế thì lại gây khó khăn cung sở ...... đủ loại.
(mặc dù cỗ bàn hay tiền cung ..... Các loại người ta đã phải trả).
Nếu có ban khen nhiều tiền là thái độ khác ngay.
Không có thì phức tạp lắm.
Mà chung quy cũng tại thời buổi loạn đạo Đồng nhân nào . ai có tiền là chen ngang cung sở , được trọng vọng , văn đàn tiếng hát giờ giấc .... Nhà Đền săn đón .
Còn ai không tiền thì thôi rồi .
Hát văn cũng vậy không tiền là hát nhố nhăng hoặc hát giữ giọng không khác đọc văn tế còn hơn cơm nguội .
Đặc biệt Theo lệ cũ Phải là Người đã trình Đồng mới được làm nghề hát văn và dâng văn Hầu Thánh (thường là đệ tử của người thầy dậy hát văn) kể cả Hầu dâng cũng phải trình Đồng mở phủ rồi mới được lên hầu dâng ( xưa các cụ cũng gọi hầu dâng là đồng phò nghĩa là đồng phụ phò tá ).
Hầu văn hay hầu dâng trong canh đàn cũng đều đang Hầu hạ nhà Thánh hết .
Bây giờ nhiều đứa không ra trình Đồng cũng cầm đàn sáo đi Hát .
" phải nhớ các cụ ngày xưa gọi người hát văn là Thầy văn , từ trung họ vẫn gọi là hầu văn , hát văn cũng là đang hầu Thánh "
Loạn đạo .
Có Đồng mới biết thương Đồng ,câu nói từ thời xa xưa bây giờ mất linh rồi .
Kể cả hát văn có đồng bây giờ cũng thế thương ai đâu .
Chưa kể trong đền có một loạt những người cắp táp không căn quả.
Lại càng loạn.
Càng có đồng càng muốn mình sang chảnh hơn người, kẻ đưa người rước, vào đền là cung công đồng hầu ngay kể cả cung đó đến lượt người khác đã đến lượt hầu, vung tay vung tiền, tranh giành, hầu trước. 
Rồi nhà đền thì thành thói quen vì quá nhiều người có tiền chen ngang vậy là , cứ thế mà diễn có thì ok không có thì .... thành thói quen, chỉ tiền dặt tiền, ai biết đâu 90% trở lên con Đồng đều vất vả nghèo khó !
Nguyên hầu thời buổi đời mới này kể cả hầu vui thôi những khoản chi tiêu này gần như là bắt buộc.
(tuy rằng không bắt buộc nhưng cũng tự cảm thấy xấu hổ mà thành thế mới khổ).
Chi ra ít nhất
Vàng hầu man đủ 1 triệu 
Buồng cau 500
Hoa ít nhất 500 k đẹp thì phải trên triệu bạc đến vài triệu 
Cỗ cô cũng vài trăm 
Hương mồi nến vài trăm 
Hoa quả cũng vài trăm đến cả triệu ...
Lộc vài triệu 
Rượu thuốc lá chè hầu ...... 
Đồ cúng sơn trang tam sinh phát tấu xôi chè rồi chúng sinh.. Nhẹ cũng hơn triệu 
Tiền thầy cúng .... Thỉnh thánh mời thầy .....
Nhà đền triệu trở lên....
Nhẩm sơ sơ ít nhất cũng cả chục triệu. Gần như là thời buổi mới này nó như bị bắt buộc 
Rồi tiền bàn loan dưới chiếu ...
Đấy canh hầu vui đã phải chi là bao nhiêu tiền kể cả ít nhất .
Chỉ khổ Đồng nghèo đồng cơ thôi!!!
Con Đồng giầu làm khổ con đồng nghèo phải chạy theo .
Vì sợ không tố hảo không tốt lễ dễ kêu .
người có đạo thầy đồng thủ nhang đồng đền... Người có tiếng nói thì a dua theo. 
Chăn dắt con đồng cứ như chăn vịt , như tiền chúng nó nhặt được chứ không phải tiền mồ hôi, thậm chí có người đi vay lãi ngày để bắc ghế mới kinh .
Không còn cái gọi là con giầu một bó con khó một nén nữa rồi. 
Nghèo no được vấn hầu tối thiểu nhất đã toát mồ hôi .
Chưa nói đi tỏa bóng nơi xa càng toát mồ hôi hơn .
Tiền ăn uống xe cộ .
Mà không một ai thương xót mới kinh . 
lại còn bị xa lánh trê bai càng tủi hơn khi nghèo .
Đồng tiền chứ không phải Đồng bóng nữa .

Rất nhiều đền bây giờ nhiều nhà đền đua nhau lại có trò .
Cấm văn : văn ngoài muốn vào đền hát thì khó thậm chí có nhà đền còn cấm , không cấm thì lại thu tiền cung văn ngoài đền thì 500 k một canh hát đền thì vài triệu tùy đền .
Còn có đền thu cả tiền Pháp sư ngoài vào cúng thu tiền mã ở ngoài vào đền .... Không từ khoản gì .
Bây giờ 
không cò từ "nhang đèn và giọt giầu " 
Mà thay vào đó là từ "công đức " từ này rất hay.
Công đức thế nào là công đức 
Tôi bỏ tiền vào đó mua công đức nhà Thánh chứng tâm à , không phải thế nhé.
Mà nếu ai nói là đấy là công đức thật " đó là đang bỏ tiền lấy công đức " vậy tiền đó ngoài chi tiêu việc Phật Thánh tu sửa nhà đền... ra .
thì ai tiêu vào tiền đó dù là thủ nhang đều đang bán đức của mình, cho người ta.
Bách gia họ bỏ tiền lấy công đức, mình tiêu thì chính xác là mình phải trả công đức của mình cho họ lấy về tiêu cho gia đình mình thì cả gia đình cả gia trung của người lấy phải trả công đức " bán " cho họ .
Tôi nói luôn 
Ra đồng là phải tu .
Tu Đồng Đa Phần là tu lấy Âm đức .
Mấy đứa không phải con đồng nhà Thánh cậy làm quản lý hay phục vụ nhà đền ....
Mà kể cả những kẻ thủ nhang thích cậy đền cậy sở " đền của Thánh nhé không phải đền của thủ nhang hay của riêng ai hay đồng thầy cũng vậy " ăn tiền của Đồng nhân của thiên hạ thì con cháu cũng trả đủ bởi lẽ trên .
Tiền nhà Thánh có gai ăn trên đức trên phúc thì cũng trả trên phúc trên đức thôi .
Kể cả các Thầy đồng làm tiền cũng vậy đều cũng phải trả .
Không có đủ phúc đức thì
Con cháu phải trả .
Buồn lòng vì phải viết ra mấy việc này đau cho cái Đạo Đồng Tiền của chúng ta ngày nay .
Đạo đắt nhất thế giới. 
Thời buổi loạn .!
Nhưng cứ yên tâm khi mà hết phúc đổ nghiệp .
Quan thầy quen kiểu vung tay quá chán làm tiền ..... thì cũng chỉ cơ danh...rồi lên bắc ghế hú há vài câu là hết tiền , rồi khổ mình thậm chí cả con cả cháu .
Cung văn cũng vậy nhà đền cũng thế .
Rồi sẽ có hết và nhận đủ khi tạo nghiệp và tiêu hết phúc của đời trước. 
Lúc đó chết rồi nhìn lại con cháu mới thấy mình ăn mặn chúng nó khát nước thế nào .


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

BÀI ĐĂNG NỔI BẬT

Để bát đũa dở, rác thức ăn qua đêm cẩn thận chiêu vong

I/ THÓI QUEN ĐỂ BÁT ĐŨA QUA ĐÊM ………………………………………………............ Nhiều gia đình có thói quen để BÁT ĐŨA DỞ của bữa tối - đến sáng hôm...

BÀI ĐĂNG PHỔ BIẾN NHẤT