Thứ Tư, 1 tháng 5, 2019

Thầy cúng và Pháp sư



HỎI:

Bạch Thầy cho con hỏi. Pháp sư và Thầy cúng khác nhau ở những điểm nào ạ .?! Với pháp sư khi vào khoa sự thì mặc y phục như thế nào là đúng. Con thấy có người mặc áo nâu, có người mặc áo đỏ khăn vấn đỏ, có người mặc áo cà sa mũ ngũ phương phật. Tại sao có sự khác nhau đó ạ.

GIẢI ĐÁP: 

Thầy cúng và pháp sư đều có một điểm chung là được bề trên (nhà Ngài) cấp sắc, ban cho thần thông là yếu tố cơ bản để hình thành pháp lực, người thầy có pháp lực thì mới kêu được thấu, tấu được vào.
Giữa thầy cúng và pháp sư có sự khác biệt về danh phận và địa vị. Giống như trong quân đội mọi sự huấn luyện đều nhằm mục đích chiến đấu, bảo vệ tổ quốc, nhưng giữa người chiến sĩ (ta xem như là thầy cúng) và người sĩ quan chỉ huy (ta xem như là pháp sư) có sự khác nhau hoàn toàn. Bởi vậy có những việc pháp sư làm được mà thầy cúng thì không thể làm nổi hoặc không được phép làm.
Dù là pháp sư hay thầy cúng thì cách ăn mặc vẫn giống nhau: 

1.Hoặc là quần áo gấm đỏ (thường thêu chữ thọ hình tròn), khăn xếp đỏ
2.Hoặc là quần áo nâu sòng, khăn xếp đỏ hoặc đen
3.Hoặc quần áo gấm nâu, thêu chữ thọ, khăn xếp đỏ hoặc đen
4.Hoặc quần áo đen, khăn xếp đen (thầy cúng thường mặc)

Trong đạo giáo, đạo mẫu và những người thờ Trần Triều… đều có danh hiệu thầy cúng, pháp sư, riêng đạo phật không có danh hiệu này,việc một số người mặc áo cà sa, đầu đội mũ Ngũ Phật đi cúng cho người ta, đặc biệt trong những khóa lễ trình đồng mở phủ là vô lý , đây là một dạng biến thể sai trái của bàng môn không chính phái.

Phúc Tâm Pháp Sư

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

BÀI ĐĂNG NỔI BẬT

Để bát đũa dở, rác thức ăn qua đêm cẩn thận chiêu vong

I/ THÓI QUEN ĐỂ BÁT ĐŨA QUA ĐÊM ………………………………………………............ Nhiều gia đình có thói quen để BÁT ĐŨA DỞ của bữa tối - đến sáng hôm...

BÀI ĐĂNG PHỔ BIẾN NHẤT