Thứ Tư, 1 tháng 5, 2019

Số phận là gì và tại sao phải có số phận?



Chúng ta thường nghe nói đến số phận, vậy số phận là gì và tại sao phải có số phận? 
Để hiểu về số phận, trước hết chúng ta phải tìm hiểu về số, khái niệm số rất đơn giản, nó không xa xôi huyền hoặc, cũng không thần bí, mơ hồ. Cụ thể, số được định nghĩa như sau: "Số là một quy định giới hạn để khống chế, điều tiết, điều chỉnh các hình thái sự vật, sự sống, vận động theo sự sắp đặt bởi người đã tạo ra nó". 
Chúng ta xem các ví dụ sau đây, trong đó sẽ lấy con người làm chủ thể sáng tạo.

1. Khi xây dựng một ngôi nhà, phải có bản vẽ chi tiết từng hạng mục với số đo tỷ mỷ kích thước chiều dài, chiều rộng, chiều cao, được xác lập bởi các con số. Như vậy nếu không có số thì biết làm nhà thế nào? 
Ngoài ra, người kỹ sư thiết kế còn dựa trên kiến trúc và cơ sở hóa lý, kết cấu của nguyên vật liệu đã xây dựng, có thể dự đoán được tuổi thọ của ngôi nhà đó là bao nhiêu năm (hết thời gian đó thì ngôi nhà xuống cấp, sụt lún hoặc nứt vỡ..không còn đảm bảo an toàn), như vậy là ngôi nhà đó đã có số!!

2. Khi sản xuất bóng đèn để thắp sáng, người sản xuất ra nó đã ghi rõ công suất là bao nhiêu, tuổi thọ của bóng đèn thắp được trong bao nhiêu giờ (mức độ tới hạn bóng sẽ hỏng cháy không còn dùng được), vậy bóng đèn đã có số!
3. Khi sản xuất các loại đồ hộp, trên đó ghi rõ ngày sản xuất và thời gian hết hạn để khuyến cáo người sử dụng thực phẩm đảm bảo vệ sinh ăn uống, không nên dùng khi hết hạn, như vậy đồ hộp đã có số!
4. Khi sản xuất giày dép, phải có nhiều loại số kích cỡ khác nhau như: 14,36,56 ...sao cho phù hợp với số đo bàn chân của đa số người sử dụng. Như vậy giày dép đã có số, không có số sản xuất nó ra chẳng ai đi được.
5. Khi trồng lúa người nông dân biết đến thời gian nào là phải gieo mạ, thời gian nào lúa trổ đòng đòng, khi nào thì chín có thể thu hoạch. Những khung thời gian đó đều có con số nhất định cả.
6. Một chiếc xe máy được sử dụng chỉ đi được số km tới hạn nhất định do nhà sản xuất đã quy định, thì phải đại tu hoặc bỏ đi, nếu không sẽ mất an toàn khi tham gia giao thông, vậy xe máy đã có số.
7. Xa hơn nữa chúng ta thấy con người tuổi thọ thông thường chỉ từ 70 - 100 tuổi thì phải quy tiên, không thể sống lâu hơn được, vậy con người là có số. ….

Qua những ví dụ trên chúng ta hiểu rằng là vạn vật đều phải có số, nếu không có số thì sẽ không có gì được tạo ra. Số được hình thành chính là nhờ quá trình nghiên cứu, thí nghiệm, thực hành, khảo sát, đánh giá các sự vật, hiện tượng, trước khi đưa ra một dự đoán chính xác về kết quả thu được để đem áp dụng vào thực tế. Chẳng hạn Dự báo Thời tiết hàng ngày, dự báo lũ lụt, sóng thần, động đất.
Trên đây đang nói đến con người là chủ thể sáng tạo, biết đến mọi quá trình vận động và giới hạn của những cái đã, đang và sẽ tạo ra. Vậy con người chúng ta thì sao? 
Đương nhiên chúng ta cũng phải có "Đấng sáng tạo tối cao" làm chủ thể và do đó con người nhất định phải có số. Vì mỗi người một thân phận khác nhau (giới tính, nghề nghiệp, trình độ,…) nên gọi là số phận. 
Số Phận là khái niệm đặc biệt chỉ dành cho con người. Đây chính là vận số và phận mệnh do Trời (Đấng sáng tạo tối cao) định trước cho mỗi nhân sinh.
Vận số là gì? 
Người ta ở đời khi thì nghèo hèn, khi thì giàu sang, khi thì đau khổ phiền não, khi thì thanh thản vui sướng ...tất cả đều theo cái sự xoay vần vận động mà tạo hóa (ông Trời) đã sắp đặt cho mỗi một con người theo nhân quả, không có ai giống nhau.

Phận Mệnh là gì? 
Phận là cái phần nghiệp (công việc, nghề nghiệp) mà Trời định cho mỗi người, Mệnh là cái phần Trời phú cho mỗi người, chính là cái căn bản của mệnh sống (giới hạn về sự sống hay cái chết).

Tìm hiểu về số phận chính là khám phá về khoa học dự đoán. Có những cách thuộc về kiến thức khoa học đã được tích lũy và phát triển qua hàng ngàn năm như những môn thuật số: Tử Vi, Kinh Dịch, Thái Ất, Bát Tự,.. Có những cách thuộc về tha lực (tác động bởi thế giới siêu linh vô hình). 
Tại sao phần lớn những người đi coi số đều khẳng định những điều mà người thầy nói ra trong quá khứ và hiện tại đối với họ đều đúng, mặc dù người thầy kia không hề quen biết họ, cách xa họ quãng đường đến hàng trăm hàng ngàn km. Ở đây ta thấy rằng sác xuất ngẫu nhiên trùng hợp là không thể áp dụng được. 
Cũng tương tự như vậy, phần lớn những người được thầy đoán số về thời điểm đặc biệt trong tương lai, đầu tiên hoài nghi rồi sau đó lãng quên, chỉ đến khi sự kiện xảy ra với họ đúng như dự đoán thì mới tâm phục khẩu phục. 
Vậy chúng ta nhận định rằng số phận là có và nên lựa theo, thuận theo, để phát huy khả năng của mình một cách phù hợp nhất. Như tàu hỏa thì nhất định phải chạy trên đường ray không thể nào chạy trên đường trải nhựa như xe ô tô hoặc tàu thủy thì phải đi trên mặt nước không thể đem lên chạy trên cạn.

NGƯỜI NHÂN BẢN THÌ CÓ SỐ PHẬN KHÔNG?
Từ một cá thể độc lập, người ta lấy tế bào gốc để nhân bản thành một cá thể giống hệt cá thể đó mà không cần phải thông qua giao phối giữa hai cá thể khác loại. 
Đương nhiên còn cần trải qua rất nhiều thời gian nữa để con người thí nghiệm, đúc kết kinh nghiệm mới có thể tạo ra một cá thể nhân bản thực sự hoàn hảo và chất lượng, việc này cũng không khác gì việc chúng ta chiết cành rồi sau mang đi trồng nó vẫn phát triển thành cây bình thường, ra hoa kết trái đúng với quá trình sinh học. 
Ở đây chúng ta bàn đến lĩnh vực tâm linh, nghĩa là có người nhân bản rồi thì họ có số phận, có theo luật nhân quả, luật tái sanh luân hồi không ?
Khẳng định là có ! Tại sao như vậy?
Trước hết họ là một con người như bao nhiêu con người có xương cốt, máu thịt, có hành động suy nghĩ, vui, buồn, giận, hờn…Vậy khi chết đi linh hồn của họ đương nhiên cũng phải tuân theo quá trình nhân quả báo ứng và định nghiệp tái sanh luân hồi.
Trong trường hợp của người nhân bản thì “Nhân-Quả tiền kiếp” vẫn có. Họ là vong hồn trong thế giới Vong Hồn Nhị Giới Đầu Thai vô hình - Thế giới thần thông, được tái sanh luân hồi theo nghiệp quả. Như vậy người nhân bản vẫn có sự tuân thủ theo quy định của Nhân Quả, sự tái sanh luân hồi như người không nhân bản. 
Từ tế bào gốc (tế bào mẹ) được tách ra, trải qua những quá trình điều kiện hình thành đặc biệt phát triển, giống như phôi thai. Đến một thời điểm nhất định nó cũng có linh hồn (tức là khi tim thai đập nhịp đập đầu tiên).
Sau khi trở thành một cá thể hoàn chỉnh - đứa bé chào đời. Nó phải tuân theo “Luật Nhân Quả” như một điều kiện tất yếu phải tuân theo, một sự mặc định đã được cài đặt. Nhân này sẽ gồm hai yếu tố : 
1.Yếu tố nghiệp quả của cha mẹ tác động
2.Yếu tố nghiệp quả cá nhân tiền kiếp
Ở đây yếu tố thứ nhất ta hiểu là người cha (người nam cho tế bào gốc) hay người mẹ (người nữ cho tế bào gốc), kết quả “Định nghiệp theo nhân quả báo ứng” của họ ra làm sao, có ảnh hưởng lớn tới người nhân bản .
Yếu tố thứ hai chính là kết quả tạo ra bởi “vong linh được tái sanh đầu thai” đã có nghiệp lực như thế nào từ trong tiền kiếp. Cái Nhân của cha hoặc mẹ kia hẳn phải là mối quan hệ trùng hợp với cái Quả sản phẩm, chính là lý do để tạo ra một con người, một số phận (giờ, ngày, tháng, năm, tạo ra cá thể hoàn chỉnh ) không khác gì một em bé chào đời trong điều kiện sinh sản hữu tính. Nhân-Quả và Số Phận tuy hai mà một không có sự sai lệch.
Do yếu tố di truyền được xác lập bởi mã gien, người nhân bản có hình hài giống hệt như người không nhân bản đã cho tế bào gốc.Nhưng phần tính cách, lối sống, sự thọ yểu, sang giàu, vinh quang, tủi nhục…phần lớn có sự khác biệt, quyết định bởi số phận .
Tóm lại người nhân bản chỉ khác người không nhân bản ở hai điểm : 
1. Kết quả sản phẩm được tạo ra do sự sinh sản khác nhau (nhưng cho cùng một kết quả như nhau - Con người và Số phận)

2. Người nhân bản chỉ có thể có cha hoặc mẹ, khác với người không nhân bản là có cha mẹ. Sau khi chết vong linh người nhân bản được gọi là “Người Mượn”, còn người cho tế bào gốc để nhân bản được gọi là “ Cha nuôi “ hoặc “ Mẹ nuôi”.
Còn những vấn đề khác thì không có gì khác biệt.


- St -

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

BÀI ĐĂNG NỔI BẬT

Để bát đũa dở, rác thức ăn qua đêm cẩn thận chiêu vong

I/ THÓI QUEN ĐỂ BÁT ĐŨA QUA ĐÊM ………………………………………………............ Nhiều gia đình có thói quen để BÁT ĐŨA DỞ của bữa tối - đến sáng hôm...

BÀI ĐĂNG PHỔ BIẾN NHẤT