BÀI GIẢNG TRIẾT LÝ TRONG ĐẠO PHẬT
Bài 1: Lý do và mục đích của Phật
Con người luôn phấn đấu đến sự hoàn thiện về tâm thân, luôn đặt câu hỏi cho chính mình, và cũng luôn tự mình tìm ra câu trả lời, người có trí huệ minh mẫn, dẫn nhập được lý thuyết nói người khác phải nghe theo, thì đó là thánh nhân.
Hoàng tử Tất Đạt Đa là con người như thế, ông đã tìm ra chân lý và tuyền bá tư tưởng của mình.
Quan điểm của ông là lấy giác ngộ làm tối thượng, chứ không để ý đến đấng tối thượng nào.
Cơ sở cốt lõi mà ông truyền dạy là Tứ Thánh Đế. Đó là bốn chân lý giải thích bản chất sự khổ trong quy luật luân hồi của vạn vật và chúng sinh.
* Cơ sở thứ nhất gọi là Khổ Đế: là chân lý về sự khổ trên thân chúng sinh gồm: Sinh, Lão, Bệnh, Tử. Vạn vật và chúng sinh đều phải trải qua sinh tử, đó là một quy luật không thể thay đổi.
* Cơ sở thứ hai gọi là Tập Đế: là chân lý về sự phát sinh của khổ là Tham, Sân, Si. Điều này ứng với bản chất sinh tồn của chúng sinh, mà trong đó con người là một đại diện điển hình. Ranh giới giữa khát vọng và tham vọng, giữa tự trọng và tự cao, giữa sự quan tâm và sự chiếm đoạt... thật mong manh.
* Cơ sở thứ ba gọi là Diệt Đế: là chân lý về diệt bỏ cái khổ khổ, để không còn trạng thái Tham Sân Si nữa.
* Cơ sở thứ tư gọi là Đạo Đế: là chân lý về những con đường có thể diệt khổ, đó chính là phương pháp tu Bát Chính Đạo.
Mà trong đó:
1- Chính kiến: là không để cảm xúc dẫn dụ.
2- Chính tư duy: là phát triển trí tuệ và giác ngộ.
3- Chính ngôn: là lời nói chân chính.
4- Chính nghiệp: là làm việc tốt không làm việc xấu.
5- Chính mệnh: là làm việc theo đúng lương tâm, bản ngã của mình.
6- Chính tinh tấn: là sáng tạo, quyết tâm theo đuổi những khát vọng đến cùng để đạt được kết quả.
7- Chính niệm: là thân tâm an lạc, trì tụng, phát nguyện việc tốt trong tâm ở mọi lúc mọi nơi.
8- Chính định: là nhất tâm tu luyện, ly dục, ly ác, hỷ lạc, xả khổ.
Ông nhập niết bàn thành Phật lấy hiệu là Thích Ca truyền giảng giáo lý cho đến cuối đời.
Toàn bộ lý thuyết được các đệ tử ghi chép lưu truyền cho hậu thế phát triển thành Kinh Phật.
Do những tư duy, định kiến và phương pháp truyền giảng khác nhau mà sau này đã hình thành ba hệ phái.
1- Phật giáo nguyên thuỷ: còn gọi là Nam Tông, Thượng tọa, Tiểu thừa, Thanh văn thừa. Đây là nhánh có hệ thống kinh Phật được coi là gần nhất với giáo lý nguyên thủy của đạo Phật.
2- Phật giáo đại thừa: còn gọi là Bắc tông, đại chúng, có chiều hướng phát triển.
3- Phật giáo chân ngôn: còn gọi là Phật Giáo Tây Tạng, hay Mật Tông, cũng có thể gọi là Phật giáo Kim cương thừa.
Mục đích của Đạo Phật tu luyện để tạo phúc, tạo duyên, tránh nghiệp, dựa theo luật nhân quả, và luân hồi.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét