Thứ Ba, 9 tháng 4, 2019

Người đi tu theo Phật Giáo cần điều gì?

TRIẾT LÝ CỦA PHẬT

Bài 3: Người đi tu theo Phật Giáo cần điều gì?
Mỗi người có một tư duy khác nhau, mỗi người có một khát vọng khác nhau, nhưng hầu hết ai nấy cũng đều mong muốn tinh tấn về trí huệ, học đạo để hiểu đời, lấy đạo để soi sáng chân lý cho mình.
Lý thuyết của đạo Phật nằm gọn trong tứ diệu đế, trong luật nhân quả, trong bát chính đạo, để giúp cho con người giảm bớt những phiền não, giảm bớt dục vọng, hạn chế sự tham sân si. Khát vọng và mong muốn của đức Phật là giúp chúng sinh thấy được những khiếm khuyết của mình, lại hướng dẫn cho chúng sinh biết được con đường mà đi.
Tụng niệm danh hiệu của Phật là để mở tâm mình chấp nhận Phật tính, lấy những đức tính tốt đẹp của Phật thay thế cho nhân tính của mình, lấy thân của Phật thay thế cho thân của mình, Phật là ta, ta là Phật, làm trọn bổn phận của con cái đối với cha mẹ, với vợ chồng, anh em, bạn bè và cộng đồng xã hội. 
Giác ngộ nội tại, đánh thức tiềm năng, quan sát thế giới, vượt qua mọi chướng ngại, tự giải thoát mọi phiền não, tính độc lập trong tư duy, không dựa vào những sự cuồng tín, khôn khéo áp dụng phương pháp sống tốt, sống đẹp, hồi hướng công đức, làm nhiều việc thiện, chấp nhận quy luật sinh, lão, bệnh, tử, gạt bỏ phiền não, gạt bỏ tham, sân, si... thì ta đã thành Phật.
Mỗi câu kinh, mỗi bài chú, cũng chỉ như một cơn gió thổi qua miệng người đọc, nếu ta không hiểu nghĩa của kinh chú đó, hoặc miệng đọc kinh mà tâm không trì, chú không nhập, lý thuyết có mà không thực hành, tu mà không tập, nói mà không làm, hiểu mà không tự mình chứng nghiệm, lo xa, nghi ngờ, không giám tin vào kết quả của việc tu luyện... thì có tu cũng không thể chứng đắc, có hạnh cũng chẳng cho ra được nhân quả.
Các bạn trẻ chỉ nghe lời ngon ngọt, nhìn thấy đạo lớn mênh mông, đi vào như mê hồn trận, đọc được một bài kinh lại tưởng đó là chân lý.
Những người già chỉ ưa lời xu nịnh, thấy kinh hay nhưng lại cảm giác mình đã biết rồi, không chịu suy ngẫm.
Những nhà sư, nhà cư sĩ, đi tu nhưng tâm còn vướng hồng trần, tận dụng cái chính đạo để biến hoá, mê muội lòng người, phục vụ cho mục đích riêng, thấy chùa nhỏ thì buồn, có chùa to thì vui sướng hoan hỷ, khách thập phương đến ít, không có tiền cúng dường thì lo lắng bồn chồn, khách thập phương đến đông, cúng dường nhiều thì nổi lòng tham, lại còn nghĩ ra đủ trò để kinh doanh nơi cửa Phật thì há chẳng phải phạm đủ điều trong giáo lý hay sao? 
Đức Phật có tu trong chùa đâu? Các đệ tử xây chùa là để kính rước xá lợi, tôn nghinh tượng Phật, lấy tính Phật và tượng Phật để tự soi tâm thân của mình trong quá trình học đạo chứ đâu phải dụng xá lợi, xây tượng Phật, làm chùa to, để kích thích lòng tham của chúng sinh, hay thu hút khách hành hương đến đó cúng dường để làm ăn kinh tế?
Cho nên hàng ngàn năm rồi, được mấy người tu hành chứng đắc, được mấy ai đạt những hạnh nguyện Bồ Tát, nào thấy ai thành Phật? Nhưng người ta cứ đi, cứ tu, cứ phải đến chùa... phải chăng đó là nhân trí thấp, hay đó là lòng tham, chẳng có lẽ cứ phải đến chùa mới thành Phật hay sao? Phật tại tâm, phật ở trong lòng, tăng sĩ, cư sĩ, nhân sĩ, chúng sinh.... có lòng hướng thiện, làm nhiều việc tốt, không mê muội, không u đạo, tự hạnh, tự nguyện, tự tâm, đọc, học, hiểu, và hành động theo những chân lý của Phật thì mỗi người chúng ta sẽ là một vị Phật tương lai.
Hy vọng tôi viết bài này phần nào giải đáp cho những ai cuồng Phật, Tín phải có Ngưỡng, nghĩa là đừng vượt qua cảm xúc, vượt qua trí tuệ mà tự mình đi sai giáo lý trở thành kẻ cuồng đồ ngu muội thì thật đáng thương!!!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

BÀI ĐĂNG NỔI BẬT

Để bát đũa dở, rác thức ăn qua đêm cẩn thận chiêu vong

I/ THÓI QUEN ĐỂ BÁT ĐŨA QUA ĐÊM ………………………………………………............ Nhiều gia đình có thói quen để BÁT ĐŨA DỞ của bữa tối - đến sáng hôm...

BÀI ĐĂNG PHỔ BIẾN NHẤT