Tục thờ Mẫu đã trở thành một nét văn hóa giầu giá trị nhân văn và độc đáo trong nền văn hóa Việt. Từ đó, người ta sáng tác ra điệu hát chầu văn kèm với nhạc, múa và nghi lễ lên đồng nhập hồn để thể hiện niềm tôn kính với các Mẫu. Họ trình bày nguyện vọng của họ với các Mẫu như kiểu người con xin điều gì với mẹ mình
Là thanh đồng ai cũng thuộc nằm lòng nguyên tắc khi hầu giá mẫu tuyệt đối không được mở khăn ba giá mẫu, tuy vậy trong một trường hợp vẫn có thể mở khăn.
Như chúng ta biết các vị Thánh khi về đồng là để làm việc, Chúa về chứng tòa Sơn trang, Quan lớn về chứng sớ, Hoàng bảy về chấm lính….. Tam tòa thánh mẫu là vị thần chủ đứng đầu Tứ phủ, vì vậy Mẫu không về để làm việc mà chỉ giáng về một thời gian ngắn để khai mở buổi Hầu đồng, còn công việc khác do các vị Thánh khác của Tứ phủ làm việc. Nếu Thanh đồng tung khăn hầu giá mẫu thì người đó lỗi phép, phá luật lệ từ xưa để lại, và vô hình chung hạ thấp vị thế của Mẫu, Mẫu chỉ về chứng chứ không làm việc. Mặt khác việc tung khăn hầu Mẫu thực chất không có Mẫu giáng vào người đó mà chỉ là tự ý hầu.
Vậy trong trường hợp nào được phép tung khăn hầu giá Mẫu.
Trong nghi thức hầu đồng chỉ có một trường hợp duy nhất Thánh Mẫu tung khăn, khi hầu đồng sau khi thỉnh bốn vị thánh Mẫu: Mẫu Đệ Nhất Cửu Trùng Thiên Tiên; Mẫu Đệ Nhị Địa Tiên Liễu Hạnh Công chúa; Mẫu Đệ Tam Thoải Cung; Mẫu Đệ Tứ Nhạc Tiên Lê Mại Đại Vương thì có nơi sẽ hầu Mẫu Đệ Tứ là giá mở khăn đầu tiên (với vai trò là Chúa Đông Cuông, Chúa Sơn Trang)
Thỉnh mời Đệ Nhị Chúa Tiên
Nguyên xưa Mẫu ngự trên đền Đông Cuông
Hình dong nhan sắc khác thường
Giá danh đòi một hoa thơm vẹn mười
Đồng Âm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét