1.Thể hiện "bề ngoài" của vị thánh ốp
đồng, tạo dấu hiệu để nhận biết một giá đồng
* Trang phục thể hiện về văn hóa vùng miền
Các vị miền Thượng ngự trang phục dân tộc thiểu số
như các giá Chầu Đệ Nhị, Chầu Lục, Chầu Bé, Cô Đôi... Các vị miền xuôi ngự
trang phục người kinh, áo tứ thân, năm thân, khăn vành dây, khăn mỏ quạ...
* Trang phục thể hiện ngôi vị các vị thánh trong hệ
thống tứ phủ
Các Quan Lớn, Quan Hoàng thường ngự áo thêu rồng
(hoặc gấm in rồng) , cân đai, thẻ ngà. Có nơi phân biệt áo hàng Quan Lớn thêu
rồng lên một mạng, hàng Hoàng không thêu rồng mà dùng họa tiết chữ phúc, chữ
thọ ....
Mầu sắc trang phục theo các phủ tương ứng như thiên
phủ màu đỏ, nhạc phủ màu xanh, thoải phủ màu trắng, địa phủ màu vàng ... Các vị
thánh thường có sắc phục nhất định tương ứng với ngôi vị. Ví dụ Quan đệ nhất
thượng thiên ngự áo màu đỏ. Chầu đệ nhị thượng ngàn ngự áo màu xanh...
Nói nôm na, nhìn vào trang phục của thanh đồng
người ta có thể dự đoán được giá đồng đó là giá đồng nào.
Lưu ý: Kiểu dáng, màu sắc trang phục có những quy
định chung nhưng không mang tính bắt buộc, mỗi nơi lại có những dị biệt khác
nhau.
2 .Tạo sự thăng hoa cho giá đồng
Một giá đồng có trang phục đẹp sẽ tạo hưng phấn,
thăng hoa cho thanh đồng cũng như người tham dự buổi lễ . Người ta gọi trang
phục trong hầu đồng là khăn chầu áo ngự, là các y phục của chư thánh giá ngự.Vì
vậy trước khi sử dụng chúng, người ta thường làm lễ trình khăn áo và mỗi lần
ngự áo đều phải làm trong sạch (khai quang) bằng cách khua nén hương qua y
phục. Trang phục cũng được kết hợp với yếu tố tâm linh, nếu bóng thánh ốp sẽ
làm đổi diện thanh đồng. Ví dụ như một người yếu ớt nhưng khi hầu giá quan lớn
với y phục áo thêu rồng lại trở nên diện mạo oai phong, dũng mãnh khác thường.
Phúc Yên
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét