Thứ Ba, 30 tháng 4, 2019

Đôi lời góp ý khi hầu giá Quan Hoàng Bẩy

Hiện nay các giá Quan Hoàng Bảy, người hầu làm biến mất đi nét đẹp của văn hóa tín ngưỡng đạo mẫu. Ông là một vị tướng tài nổi danh tên thật là Nguyễn Hoàng Bảy và Ông đã được các triều vua phong tặng mỹ tự: "Trần An Hiển Liệt" và "Thần Vệ Quốc".


Không như mọi người nghĩ ông là người ham mê rượu chè, thuốc phiện, cờ bạc, gái gú đâu, mong các thầy đồng bỏ qua tư tưởng đó và đừng bao giờ lưu truyền cho các con nhang đệ tử và mọi người Ông Hoàng Bẩy là người như vậy, để đi đến kết cục hầu sai lề lối, biến chất văn hóa trầm trọng. Nhất là những người còn tin ông là người ban cho lộc tài về đánh cờ bạc lô đề đánh đâu được đấy, và đổ lỗi cho căn ông mà bị nghiện những tệ nạn xã hội.

Xin thưa rằng nếu ông có lộc lá về tiền bạc thật thì cả nước Việt Nam không có người nghèo các đồng và mọi người nên nhớ.

Nghiện ngập các loại hình vi phạm pháp luật là do con người chứ Ông Bảy không bao giờ cho con người vào đường tù tội đâu. Nên các thanh đồng hết sức lưu ý, đừng lợi dụng bóng thánh mà làm ô ếu thanh danh của Ông, sẽ ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến dòng họ và các hệ lụy mà gia tiên cũng phải gánh vì không chỉ đường dẫn lối cho con cháu đi đúng đạo.

Kết quả thường thấy là dòng họ nhiều người chết trẻ, làm ăn điêu đứng, vợ chồng tan nát, con cái ngỗ ngược.

Xin góp ý đôi lời với các thanh đồng và bách gia trăm họ hiểu đúng về Ông Hoàng Bẩy ( Thần Vệ Quốc ).Tránh những tai họa đáng tiếc cho mình và cho mọi người trong dòng họ.

Lời tâm sự của con Bốn Phủ

Các bạn đọc bài viết của tác giả Hoài Lê để cùng suy ngẫm. Tránh bị lôi kéo bởi thầy bà vì tiền tài làm mờ mắt mà bất chấp đạo pháp, để rồi khiến càng hầu càng khổ, thậm chí, khuynh gia bại sản, vợ chồng con cái ly tán.



Mình là thành viên nhóm CON MẪU TAM TỨ PHỦ cũng thường xuyên truy cập vào nhóm để học hỏi kinh nghiệm của các đồng anh, lính chị, thanh đồng, đạo quan nhưng chỉ thấy: Thầy giỏi thì hay ở ẩn, thầy có nghề thì đứng khoanh tay nhìn xuống. Nên các tân đồng cũng như người có căn số quan tâm đến đạo mẫu thì cứ " lênh đênh ở cửa thần phù".

Ngày nào mình cũng gặp những câu hỏi nội dung đại loại như thế này: Em hay mơ lắm, người em khác lắm, cuộc sống và mọi việc của em hay lận đận lắm ... Hơn nữa, có những bạn nói rằng thỉnh thoảng nhìn thấy người âm, hay bị người âm dựa bóng, hay ''em đi xem bói nói em căn cao quả nặng '' và kết thúc là mọi người đều ngấp nghé ''trình đồng mở phủ".

Vì vậy, Hoài Lê viết bài này mong muốn trả lời chung cho tất cả các bạn quan tâm đến vấn đề này. Mình chỉ mong muốn mọi người có hướng đi đúng nhất vì việc thánh không cho phép được sai sót. Mình sẽ bàn về nội dung trình đồng mở phủ sau, bây giờ trước hết nói về căn số:

Mỗi người sinh ra đều có bản mệnh riêng và được cai quản bởi các bậc tiên thánh. Bản mệnh tốt hay xấu là do nghiệp lực và phúc phận từng người, cũng như căn số là do nghiệp báo từng người. Mỗi người một nghiệp, một bản mệnh, một căn số khác nhau, mức độ nặng nhẹ cũng khác nhau nên cách xử lý cũng khác nhau.

Các bạn nên nhớ rằng không phải cứ căn quả là phải ra trình đồng mở phủ. Có người căn quả chỉ cần trình trầu cũng nhẹ, có người chỉ cần tôn lô nhang bản mệnh. Thậm chí có người chỉ cần mang tâm năng đi bái yết đền phủ cũng nhẹ. Chỉ có người nghiệp duyên sâu dày không thể trốn được mới phải ra mở phủ.

Mình xin viết một số vấn đề rõ hơn về căn số:

- Có người lận đận long đong do số phận, phúc phần chưa lớn. "Sông có khúc, người có lúc", cứ lạc quan cố gắng khắc phục vượt qua, chưa nên kết luận căn quả.
- Có người hay mơ mộng hoặc thích nghe hát văn xem hầu cũng thấy rạo rực. Đó cũng chỉ là có duyên với nhà thánh, nên năng đi chiêm bái cửa thánh kêu cầu, chưa kết luận căn quả.
- Có người thỉnh thoảng hay nhìn thấy người âm, đi gọi hồn hay bị nhập, thỉnh thoảng cũng bị người âm dựa bóng... Đó cũng có thể là mình sát âm nên bị vậy, chưa nên kết luận căn quả.
- Có người bị âm nhập nặng hơn là hành điên thì cũng phải xem xét lại xem hành căn hay bị ma tà xâm nhiễm.

Người trình đồng mở phủ thực sự phải có cơ duyên sâu dày với nhà thánh, phải có bóng thánh, phải có sự linh ứng. Đôi khi ra mở phủ phải có sự báo trước của nhà ngài, có cơ duyên tới ngày tháng phải ra như một sự sắp đặt trước mà không có gì cản được. Đó là sự vô cùng liêng thiêng của nhà ngài.

Ai cũng nghĩ rằng mình long đong, trắc trở quá, khổ sở quá ra mở phủ cho đỡ khổ. Nhưng các bạn đâu biết rằng đó là giải pháp trước mắt thôi, vì người ra mở phủ là tôi con nhà thánh phải có nghĩa vụ phụng sự cả đời. Một năm bắc ghế hầu hai lần, tuần tiết tiệc lễ cũng phải lễ cha lễ mẹ. Ấy là chưa kể đến việc phải tu tâm, dưỡng tính; không tự do bản năng được; không nói tục, chửi bậy; ăn uống vệ sinh kiêng cữ tỏi, hành sống,, thịt chó, cá chép, lòng mề, ...đó mới là nhất tâm theo đạo. Ra mở phủ phải xác định là ra trả nghiệp để hành đạo chứ không hành nghề . Dẫu biết ràng mưu cầu hạnh phúc danh vọng là mong ước chính đáng của con người, nhưng hãy đặt nó xuống hàng thứ hai.

Sau khi mở phủ đúng thì tốt đẹp chứ không đúng thì nói thật ''cái bát mẻ chẳng có mà ăn". Sai việc âm khó sửa lắm, nên các bạn suy nghĩ kỹ đi. Cứ lo sống cho tốt đời trước đã rồi đẹp đạo sau.

Cũng có thể bạn có cơ duyên với nhà thánh nhưng những yếu tố trên chưa đủ chín để ra mở phủ. Mình có lời khuyên cho các bạn thực sự có căn số phải ra mở phủ hãy vững tâm trau dồi kiến thức về đạo, luật đạo trước đã rồi tìm thầy mở phủ. Có bạn cái áo công đồng cũng không hiểu như thế nào, cái khăn xếp còn hỏi mình mua mầu gì, bó tay toàn tập.

Nếu mình không hiểu biết thầy có làm sai mình cũng không biết.

Điều quan trọng là sáng suốt tìm thầy đủ tâm đủ tài.

Sau khi mở phủ một lòng nhất tâm nên tin là đã được. Đừng có hỏi loạn lên là không biết đã được chưa. Cái gì thì cũng cần phải có thời gian, sau 100 ngày mọi việc dần tốt lên, chứ không tốt ngay ngày hôm sau được. Vì có sai thì cũng không thế sửa ngay được và đừng xoay khăn loạn lên. Suy nghĩ thật kỹ, luôn để tâm vững thì mọi sự an.

Đó là tất cả những điều mà mình muốn chia sẻ để mong rằng mọi người cùng tốt lên. Con nhà thánh kiên quyết phải có kiến thức tâm linh và sự hiểu biết nhất định.

Nhân đây xin nói với bạn nào là đồng nổi. Đồng nổi có thể làm việc bình thường, không cần mở phủ vì bạn không có nghiệp được giáng bóng trực tiếp. Mình không nói điều đó là sai đúng. Là đồng nổi không cần ra mở phủ vẫn ra làm việc soi bói bình thường nhưng chỉ là soi bói thôi còn sau này muốn trở thành đồng thầy ''nối quả'' (có nghĩa là cúng kiếng sang khăn dẫn trình đệ tử) thì bắt buộc phải có phủ nếu bạn an phận làm đồng soi thì ko cần mở phủ.

Người nào ghế nhà trần chỉ cần đội lệnh nhà trần ko cần mở phủ.

Còn một điều nữa: Là căn của ai thì chỉ có một người thủ mệnh, con tứ phủ phải có nhiều bóng ngài dạy. 

Hoài Lê viết bài này mong muốn mọi người hiểu đạo hơn,tín nhưng không được mê tín dị đoan.

Chẳng có gì thần thông mà không phải học hỏi cả. Bóng cha mẹ dạy mình rằng :"Con nhà thánh chả nhẽ không hiểu đạo, kiến thức phải học không thể tự nhiên mà có". Tìm cho mình con đường đi theo chính đạo, vương đạo, chứ không được tà đạo.

Tân đồng có gì thiếu sót mong mọi người hoan hỉ.

Hoài Lê

Vì sao đồng thầy tự nhiên gặp nhiều tai ương ?

Kính pháp sư ! Việc mà con băn khoăn thắc mắc bấy lâu nay chưa tìm được lời giải đáp là tại sao một số đồng thầy (biết soi căn, bói toán, áp vong, cúng lễ) sau một thời gian khả năng bị mất và tự nhiên gặp nhiều chuyện tai ương ? Sao bây giờ lắm đồng tà thế? Nguyên nhân cụ thể là do đâu ạ?


Trả lời:

Nguyên nhân thì có một số nhưng trong đó phải kể đến những người đã phạm luật giới. Cụ thể:

Thanh đồng đã được bề trên cấp lệnh là đồng hầu hoặc là đồng soi căn, nối quả, gọi hồn và đã trình đồng, sẽ do Hội đồng Quan Sai Giám Sát Ban Điển Thanh Đồng quản lý. Theo đó nếu như thanh đồng làm những việc không đúng quy định theo chức năng nhiệm vụ của mình, buôn thần bán thánh, mưu cầu lợi ích bán rẻ nhân phẩm, tự tung tự tác, đạo đức yếu kém, khinh thầy lừa bạn, kiến thức tâm linh mù mờ không phân biệt nổi chính tà, hay dở, tâm thức luôn trong vọng tưởng, sân hận phiền não…thì Hội Đồng nói trên sẽ trình tấu lên Hội Đồng Giám Sát, Hội Đồng Giám Sát tiếp nhận sự vụ, có điệp văn trình lên Hội Đồng Thượng Tiên xin lệnh phê chuẩn.

Nếu Hội đồng Thượng tiên “thu lệnh” đã ban cho đồng soi căn, nối quả, gọi hồn khi đó sẽ trở thành đồng hầu thông thường và do không biết điều này nên nếu đồng thầy mà càng làm cho người thì càng khiến cho bản thân chiêu lĩnh tai ương họa hại (cả đồng thầy lẫn con trò, đệ tử đều bị ảnh hưởng).

Nếu Hội đồng Thượng tiên “thu lệnh” đã ban cho đồng hầu thì danh hiệu Kim Chi Đôi Nước bị xóa bỏ. Việc cúng lễ, hầu đồng từ đó cũng kết quả là con số không “0”. Đã mất đi danh phận con nhà Thánh thì tà ma yêu quái lập tức bám theo khống chế điều khiển, do vậy việc trở thành đồng tà không thể tránh khỏi. Người thành đồng tà thì không những gặp tai ương trong hiện kiếp mà sau khi viên tịch còn phải chịu hậu quả nặng nề (bị giam vào địa ngục)…

Như vậy một người có mệnh đồng căn quả phụng thờ Tiên Thánh không phải cứ ra trình đồng, trình lính, lập điện, mỗi năm hầu vài vấn là đã yên vị, quá trình thử thách còn dẫn đến việc thải loại ra rất nhiều thành phần thanh đồng thoái hóa biến chất - điều mà phần lớn thầy bà không hay biết. Những thành phần đó vĩnh viễn bị xóa tên khỏi danh sách ban điển thanh đồng, bị tước danh hiệu kim chi đôi nước…không còn được Tiên Thánh chấp nhận.

Nếu sự việc tồi tệ đó xảy ra thì việc thờ phụng dẫu là đền to phủ lớn cũng chỉ có giả Tiên giả Thánh đến ngự mà điều khiển luyện đồng. Lời nói phán ra là lời của yêu ma quỷ quái và khi đó chỉ tồn tại một dạng là đồng tà mà thôi.

Phúc Tâm Pháp Sư

Căn đồng bản mệnh

 Nhân sinh có hai dạng căn đồng :

1. Người có mệnh đồng ( căn đồng ) chân tu, phụng thờ Đức Phật theo Phật đạo.

2. Người có mệnh đồng ( căn đồng) chân tu, phụng thờ Đức Thánh Mẫu, theo đạo Tiên.

Người trong trường hợp thứ nhất thì không phải ra trình đồng trình lính ( như con nhà Tứ Phủ), nhưng được lập điện, tôn hương, thỉnh Phật, được Đức Phật truyền linh chỉ dạy, được kêu cầu linh ứng. Có những khả năng đặc biệt để giúp tạo phúc cho chúng sinh bá tánh.

Trường hợp người không có đồng, nhưng vì lý do có tín tâm hoặc là vì mưu cầu lợi ích riêng mà thờ phụng Đức Phật, đây đều xếp vào hàng tự nguyện. Những trường hợp này thì không có khả năng gì khác lạ hơn người. Ngoài ra vẫn phải theo cái Nhân Quả tiền kiếp mà nhận hưởng hạnh phúc hoặc đau khổ, không hề có sự thay đổi hoặc được giảm bớt.Việc tự nguyện là do Thiên Duyên hữu ý, giúp cho nhân sinh tự mình tạo lấy Nhân lành để có được Quả phúc tốt đẹp cho mai sau.


Trong trường hợp tự nguyện nếu bản thân người mang trách nhiệm thờ phụng không thực hành tốt các điều răn dạy của Đức Phật thì sẽ bị tai ương, hoạn nạn, không thể tái sanh luân hồi vào cõi giới an lạc.

Người ở trường hợp thứ hai đương nhiên phải ra trình đồng mở phủ và hầu đồng , không có trường hợp nào ngoại lệ.

Ngoài ra có những trường hợp:

a. Người có mệnh đồng nhưng không phải thờ phụng Đức Thánh Mẫu là những người được phép tôn nhang bản mệnh, thường có tín tâm.

b. Người có mệnh đồng, phụng thờ Đức Thánh Mẫu nhưng nhân duyên còn chưa tới là những người có thể xin Tiễn căn. Đây gọi là Thiên Duyên vô ý.

c. Người có mệnh đồng, phụng thờ Đức Thánh Mẫu nhưng thời điểm chưa tới, là những người có thể xin Khất đồng ( trì hoãn việc ra trình lính)

d. Người không có mệnh đồng, không phải phụng thờ theo đạo Tiên nhưng trong tiền kiếp còn mắc nợ nần Tứ Phủ, là những người phải trả nợ mã Tứ Phủ.

e. Người không có mệnh đồng, không phải tôn thờ đạo Tiên nhưng vẫn cứ mê muội ra trình đồng mở phủ, gọi là đồng tự nguyện. Những người này nếu không có tôn chỉ mục đích lối sống lành mạnh, đạo đức, chỉ ham mê tham sân si, đua đồng, thì sẽ bị trừng phạt, quả báo nặng nề không những tại nhãn tiền mà còn trong luân hồi chuyển kiếp.

Giữa đạo Tiên và đạo Phật thì chỉ phân biệt trước, sau, không phân chia cao, thấp. Đạo Tiên có trước, đạo Phật có sau, đều có Thần Lực vô biên, chỉ khác nhau về cách tu tập. Việc tu tập theo các đạo đó đều là do Thiên Duyên hữu ý. Vậy nếu là Duyên tới thì nhân sinh phải biết trân trọng, nhẫn nại và tin theo để được nhận lãnh những điều tốt đẹp, hạnh phúc cho bản thân và gia quyến.

Phúc Tâm Pháp Sư

Công đồng Tứ phủ gồm những ai ?



CÔNG ĐỒNG TỨ PHỦ gồm những ai?

Chủ trì Công Đồng Tứ Phủ là năm vị Quan Lớn chúng ta thường được nghe đến qua những vị hiệu: Ngũ vị Vương Quan, Ngũ vị Tôn Ông. Bên dưới là các cung, các cửa Hành Sai thuộc tứ phủ (thiên, nhạc, thủy, địa).

Về chức năng chính của Ngũ vị Vương Quan như sau:

1. Quan Lớn đệ nhất Thượng Thiên: Theo dõi, ghi chép việc truy mệnh, truy hồn, việc sinh tử.

2. Quan Giám Sát đệ nhị Thượng Ngàn: Quản cai căn đồng số lính, tôn cất lập thờ

3. Quan Lớn đệ tam thủy phủ: Quản cai về duyên nghiệp, duyên nợ

4. Quan Lớn đệ tứ Khâm Sai: Giám sát, theo dõi các công việc thi hành 

5. Quan Lớn đệ ngũ Tuần Tranh: Trừ tà sát quỷ.

Đồng bóng cốt tiên


Người là thanh đồng thuộc đồng bóng, chúng ta vẫn quen gọi là đồng hầu (không thuộc nhóm đồng soi căn, nối quả, gọi hồn) thông thường chỉ hầu đồng một năm hai vấn Xuân, Thu. Người có thời gian và điều kiện kinh tế thì có thể bốn mùa xuân, hạ, thu, đông đều hầu được.

Trong nhóm đồng bóng này đặc biệt phải kể đến nhóm mang cốt tiên tức là nguồn gốc xuất thân trong tiền kiếp vốn thuộc về tiên giới. Đây có thể là nhân thần tu luyện đạt tới quả vị tiên, thánh hoặc có thể là loài linh vật tu luyện công phu vạn kiếp thành chính quả được thăng thiên lên tiên giới (ví dụ như cá Chép hóa Rồng thành Thiên Long). Do những nguyên nhân và mục đích khác nhau, tiếp tục tái sinh cõi nhân để học tập, rèn luyện.

Người là đồng bóng cốt tiên thì sau khi xuất thủ trình đồng khai căn, nhất định phải lập điện, nhưng bản điện bài trí hoàn toàn khác với bản điện của người thanh đồng là đồng soi căn, nối quả. Cụ thể chỉ có một đẳng thờ mà trên thượng ban có duy nhất một bát hương Công Đồng Tứ Phủ Vạn Linh, đường kính bát hương lớn, có thể từ 25cm trở lên tùy theo sự rộng hẹp của đẳng thờ. Dưới hạ ban ngoài bát hương Ngũ Hổ Thần Tướng còn có hai bát hương ở hai bên thờ Thanh Xà, Bạch Xà nhị vị Thần Quan. Bày biện đèn, nhang, hoa, trái….theo cổ lệ.

Ngoài ra không được bố trí giống bản điện của thanh đồng đạo quan hoặc thanh đồng pháp sư. Cụ thể: Không dâng ảnh thờ hoặc thần tượng, không trình bày nón mũ thờ, không có Thanh Bạch xà.

Người là đồng bóng cốt tiên, mặc dù có điện thờ nhưng không được phép hầu đồng tại gia, không được cúng lễ cho bá tánh, chỉ kêu cầu các việc cho bản thân và trong phạm vi gia đình : cha mẹ đẻ, vợ chồng, con cái.

Người đồng bóng cốt tiên tôn nhang bản mệnh thì phải đặt ở thượng ban, không đặt ở hạ ban. Nếu người vợ (hoặc chồng) không có nguồn gốc xuất phát từ tiên giới thì bát hương bản mệnh của vợ/chồng (nếu có) chỉ được đặt ở hạ ban.

Trường hợp đặc biệt hiếm thấy là người có căn đồng nhưng do Tổ Cô dòng họ thủ mệnh (thường gặp nhất là Chầu Tổ Cô thủ mệnh), Tổ Cô là người tu tập đắc đạo được theo hầu Công Đồng Tứ Phủ, nguyện vọng xin bề trên cho con, cháu mình được lập thờ Công Đồng Tứ Phủ tại gia để tiện việc hướng dẫn cháu con tu tập, làm công đức. Trong tình huống này thì người đồng bóng không mang cốt tiên vẫn được lập một bát hương thờ Công Đồng Tứ Phủ nhưng không có hạ ban và đây không phải là điện thờ. Bát hương bản mệnh theo đó nhất định phải gửi tại bản điện đồng thầy hoặc một đền phủ nào đó gần nhà, tuyệt đối không thờ tại gia.

CÔNG ĐỒNG TỨ PHỦ gồm những ai?

Chủ trì Công Đồng Tứ Phủ là năm vị Quan Lớn chúng ta thường được nghe đến qua những vị hiệu: Ngũ vị Vương Quan, Ngũ vị Tôn Ông. Bên dưới là các cung, các cửa Hành Sai thuộc tứ phủ (thiên, nhạc, thủy, địa).

Về chức năng chính của Ngũ vị Vương Quan như sau:

1. Quan Lớn đệ nhất Thượng Thiên: Theo dõi, ghi chép việc truy mệnh, truy hồn, việc sinh tử.

2. Quan Giám Sát đệ nhị Thượng Ngàn: Quản cai căn đồng số lính, tôn cất lập thờ

3. Quan Lớn đệ tam thủy phủ: Quản cai về duyên nghiệp, duyên nợ

4. Quan Lớn đệ tứ Khâm Sai: Giám sát, theo dõi các công việc thi hành 

5. Quan Lớn đệ ngũ Tuần Tranh: Trừ tà sát quỷ.

Dân gian có câu: “Cúng thì dễ, giữ lễ mới khó” ấy là nói đến việc tôn cất lập thờ phải hiểu cho rõ ràng bản chất, nguồn gốc rồi hãy làm, làm mà sai lệch thì tai bay vạ gió kéo đến khiến cho gia chung không thể yên ổn, mức độ nguy hiểm nặng nhẹ còn tùy duyên, nhưng tựu trung là chuốc lấy tai ương phiền phức.

Phúc Tâm Pháp Sư

Hiểu đúng về cúng cô hồn

Những cô hồn ta hiểu là những vong linh không nơi nương tựa, không ai cúng thờ, không người thân họ hàng, hoặc là chẳng còn người thân họ hàng nào hết. Chết vì bom đạn chiến tranh, chết vì đói khát nơi đầu đường xó chợ, chết rồi vì nhiều lý do không thể về được quê hương bản quán bơ vơ đói khát nơi đất khách quê người... Vì có quá nhiều những vong linh thuộc dạng này nên khi cúng lễ khao thỉnh thường nói là cúng chúng sinh. Đây là một bộ phận nhỏ trong chúng sinh giới.


Vì đặc tính cô hồn như vậy nên không phải vong hồn nào cũng thiện chí khi đón nhận việc cúng lễ của người trần. Có những vong không hài lòng với những ....thực đơn hiến cúng, nên sẽ phá phách, quấy nhiễu gia chủ. Bởi vì không phải lễ cúng chúng sinh ( cô hồn) chỉ đơn giản là muối , gạo, xôi , bỏng ngô, bim bim, vài hộp sữa hút, ít trái cây, vài lon bia, mấy ly rượu, những bộ quần áo bé xíu chỉ dành cho bọn con nít ...

Việc cúng lễ cô hồn rất là phức tạp chứ không đơn giản như nhiều người lầm tưởng rằng mình đã mất công cúng kiếng họ như vậy thì họ sẽ giúp cho mình điều này hay, điều kia tốt. Thực tế thì họ không giúp được gì cả, chỉ có những vong linh Gia tiên tiền tổ của gia chủ đó mới thường xuyên đi theo và quan tâm giúp đỡ cho con cháu của họ trên cõi nhân gian. Người dưng nước lã thì người ta quan tâm đến làm gì. Mời họ ăn uống thì họ vào ăn, nếu ngon họ lần sau đến tiếp, không ngon họ đổ đi, vứt bỏ, chê bai đủ điều, thậm chí còn vả cho mấy cái. Mà phải cái nếu có cúng đồ ngon, sau số người đến đòi ăn cứ theo cấp số cộng mà tăng lên. Trước cúng 1 con gà, 1 mâm xôi chỉ cho nhóm 20 cô hồn, rồi số người tăng lên không đủ mà ăn chia nữa, trong lòng họ sinh ra đố kỵ, ghen ghét....rồi xảy ra điều gì tồi tệ với gia chủ thì bản thân người đó cũng chẳng hay biết nguyên nhân do đâu.

Đó là còn chưa nói đến trong số cô hồn ( chúng sinh) đó còn có cả bọn yêu tinh, yêu quái mà đặc tính không khác gì những thành phần xã hội đen trên trần gian vậy.

Một vài ví dụ như vậy chưa thể diễn tả hết được về thế giới cô hồn chúng sinh, nhưng qua đó đủ hiểu việc cúng kính lễ bái những vong linh đó hay dở thế nào. Chỉ những nơi Chùa Chiền, Đền Điện, Miếu Phủ mới có thể làm, vừa cho họ ăn uống, vừa giáo huấn giác ngộ.

Bản thân mỗi nhân sinh bé nhỏ không thể làm được cho họ điều gì cả, nếu ai cũng tự ý bày biện cúng lễ thì thứ nhất là mê tín ( vì không hiểu gì hết, u mê tăm tối, mù về tâm linh). Đã mê tín thì hậu quả của nó nói không hết được. Thứ hai là lãng phí tốn kém thời gian, công sức, tiền bạc ( Có người còn hóa mã cho chúng sinh cô hồn tới vài triệu thậm chí hàng trăm triệu tiền vàng mã). Thứ ba là làm đảo lộn trật tự nơi âm giới vì chúng sinh cô hồn đó trước đây vẫn chỉ đến những nơi nhất định, đúng luật giới để nhận hưởng thức ăn, đồ dùng. Nay con người tùy tiện cúng lễ nên bọn chúng đến nhà dân nhiều hơn, không quan tâm đến nơi mà đáng lẽ họ phải đến nữa. Như thế vong sẽ quấy nhiễu, tự tung tự tác ( mời họ đến ăn uống quen thói rồi, nếu không cúng kính đồ thường xuyên, đều đặn, ngon lành là chúng phá phách đừng có mong được yên thân). 

Tóm lại, phải hiểu rõ vấn đề tâm linh trước khi làm những việc liên quan tới tâm linh , như vậy mới thực sự tạo phước cho bản thân và gia đình. Và điều quan trọng nhất là hãy quan tâm nhiều hơn đến Cửu huyền Thất Tổ hay là Hội đồng Gia tiên nhà mình, cúng lễ cho thường xuyên, chu đáo. Đó mới chính là cái gốc an lành và hạnh phúc nhất của chúng ta.

Phúc Tâm Pháp Sư

Thanh đồng

Khi một người có mệnh đồng hoặc căn quả đã xuất thủ trình đồng khai căn thì gọi là thanh đồng.

Thanh đồng chia ra hai loại:

1.Thanh đồng là đồng hầu:

Người ở trường hợp này thì chỉ có một vị Đầu đồng thủ mệnh, thanh đồng phải tuân thủ quy tắc:

a- Không mở phủ.

b- Không được cúng kính lễ bái cầu an, giải hạn, khất đồng, trình đồng cho người khác trong bất kỳ trường hợp nào.

Nếu vi phạm các điều trên thì bị phạt căn, sẽ chiêu tai ương họa hại cho bản thân và gia quyến, suốt đời không được yên ổn.

Trong một số trường hợp đặc biệt thì thanh đồng là đồng hầu có thể được tôn lập bát hương Tứ Phủ Công Đồng tại gia, nhưng đó không gọi là lập điện và trong trường hợp này bát hương bản mệnh của thanh đồng (vốn gửi ở bản điện đồng thầy hoặc thanh đồng đạo quan trong bản hội) không được mang về nhà thờ cúng tại gia. Phần lớn thanh đồng là đồng hầu đều có kinh tế khá giả, giàu có, sung túc, vừa có thể hầu việc thánh vừa làm được việc đường trần.



2.Thanh đồng là đồng soi căn, nối quả, gọi hồn:

Người ở trường hợp này thông thường có hai vị: Đầu đồng thủ mệnh và Đầu đồng quản mệnh. Thanh đồng là đồng soi, bói thì phải mở phủ, nếu không mở phủ thì bị phạt căn, thân bại danh liệt, dở khùng dở điên, nhà tan nghiệp đổ.

Soi căn ở đây là soi âm soi dương, bói cờ, bói bài… nhìn biết số phận, tương lai, vận hạn…( đây gọi là đồng bói )

Nối quả ở đây là cúng kính lễ bái, cầu tài, cầu an, giải hạn giải họa, … ( đây gọi là thầy pháp )

Gọi hồn ở đây là việc có khả năng tiếp nhận vong hồn áp nhập vào bản thân, vong mượn xác thân của đồng nhân truyền đạt nội dung tư tưởng cho thân nhân…( đây gọi là đồng dí) hoặc có thể giúp cho vong hồn áp nhập vào thân nhân người gọi vong ( áp vong hoặc cầu hồn)

Trường hợp này lại chia ra các khả năng như sau:

a. Thanh đồng chỉ là đồng soi căn:

Vậy không được phép khất đồng, làm thủ tục trình đồng sang khăn áo cho người mệnh đồng, không được cúng kính lễ bái như thầy pháp.

b. Thanh đồng là đồng nối quả: Vậy được phép khất đồng, làm thủ tục trình đồng sang khăn áo cho người mệnh đồng ở ghế của đầu đồng bản mệnh thấp hơn. ( Ví dụ dễ hiểu, đồng thầy căn ông Hoàng Mười có thể làm lễ khất đồng, trình đồng cho người mệnh đồng căn Cô, Cậu; nhưng không làm được cho người đồng căn ông Hoàng Mười )

c. Thanh đồng là đồng gọi hồn: ( giống trường hợp a )

Tuy nhiên có thanh đồng là đồng thầy kiêm cả ba việc soi căn, nối quả, gọi hồn hoặc kiêm hai việc soi căn, nối quả hoặc nối quả, gọi hồn. Trường hợp này áp dụng như trường hợp (b) ở trên.

Trường hợp đặc biệt: Thanh đồng là đồng nối quả, hoặc kiêm cả ba việc soi căn, nối quả, gọi hồn được Bề trên cấp lệnh, cấp sắc thì có thể làm được nhiều việc, dù đồng thầy mệnh căn hàng Cô, Cậu vẫn có thể làm lễ khất đồng, trình đồng cho người mệnh căn hàng đồng căn ( ngang hàng ) hoặc cao hơn nữa như hàng Chầu, hàng Quan lớn... Tuy nhiên việc nhận biết ai là người được cấp lệnh, cấp sắc rất khó xác định, chỉ những người có khả năng đặc biệt mới nhìn thấy được. Bởi vậy hiện nay việc khất đồng và trình đồng vẫn dựa trên những tiêu chí như đã nêu trên và chỉ người có mệnh căn hàng trên mới làm thủ tục lễ bái cúng kính cho người có mệnh căn hàng dưới thấp hơn. Không được làm cho người mệnh đồng căn ( cùng hàng ) hoặc mệnh căn cao hơn.

Phần lớn thanh đồng là đồng soi căn, nối quả đều phải trải qua những giai đoạn cuộc sống thăng trầm, khó khăn, vất vả. Đạo hạnh càng cao thì càng gian lao khổ ải. Kinh tế thường chỉ bậc trung (tự bản thân).

Phúc Tâm Pháp Sư

Nợ Tứ phủ và Nợ mã Tứ phủ

Trong đạo Mẫu có hai khái niệm như sau :

1.Nợ Tứ Phủ
2.Nợ Mã Tứ Phủ

Những người có Mệnh quả ( căn quả ) là những người bị nợ Tứ Phủ. Đã nợ Tứ Phủ thì nhất định phải ra trình đồng, phải phụng thờ ông Thánh, không thể xin Tiễn Căn, không thể Trả nợ Tứ Phủ được.

Những người nợ mã Tứ Phủ thì không nhất thiết phải là người có Đồng, hoặc có Đồng nhưng sau khi trả nợ mã Tứ Phủ xong thì có thể xin Tiễn căn được, và sau đó bản thân không còn liên quan gì đến việc nhà ông Thánh nữa.



Vậy tại sao lại phải nợ Tứ Phủ?

Ở đây liên quan đến vấn đề Định nghiệp và Nhân Quả báo ứng.

Tiền kiếp của mỗi người theo cái nhân quả tội phúc báo ứng mà có định nghiệp cho quá trình chuyển nghiệp vào cõi Nhân để tái sanh làm người ở kiếp này.

Có vô số trường hợp kiếp này bị nợ Tứ Phủ và phải ra trình đồng hầu Thánh. Đơn giản như các ví dụ sau đây:

- Tiền kiếp là người đã tu tập đắc đạo, kiếp này tiếp tục được định nghiệp là con nhà ông Thánh, trình đồng mở phủ để tiếp tục quá trình tu tập cao hơn và cứu giúp bá tánh.

- Tiền kiếp là người trong sạch, lương thiện, chỉ tin theo đạo Phật mà chê bai Thánh Thần. Kiếp này được định nghiệp có nợ Tứ Phủ, phải trình đồng hầu ông Thánh để tu tập cho đến nơi đến chốn.

- Tiền kiếp làm nghề sát sinh, nhưng có tấm lòng hoan hỉ, thường bố thí cúng dường, nhất tâm công đức, làm nhiều việc thiện, phả độ cho gia tiên, phóng sinh tạo phước. Kiếp này được định nghiệp có căn quả, phải trình đồng mở phủ, khói hương phụng thờ Tiên Thánh giúp sám hỗi lỗi lầm tiền kiếp.

- Tiền kiếp hay phỉ báng Thánh Thần, chê bai Bồ Tát, làm bẩn chùa chiền, điện, miếu. Kiếp này bị nợ Tứ Phủ làm con nhà ông Thánh để mà tu tập cho hiểu biết. .........v v .

Nói tóm lại có rất nhiều trường hợp nợ Tứ Phủ.Trong đó đa số thuộc về oan gia trái chủ, phạm lỗi, phạm tội với Thánh Thần, mắc nợ với Thánh Thần điều gì đó....

Vậy còn nợ Mã Tứ Phủ là như thế nào?

Lại phải theo định nghiệp và nhân quả báo ứng. Cũng có nhiểu trường hợp lắm, chỉ đơn cử vài ví dụ:

- Tiền kiếp là người có đồng, nhưng khi trình đồng bị thiếu mã. Kiếp này phải trả nợ mã Tứ Phủ, trả xong là hết nợ.

- Tiền kiếp là đồng Thầy làm phúc tạo phước cho bá tánh, nhưng có một số khóa lễ trình đồng thiếu mất đàn mã, kiếp này phải trả nợ mã bốn phủ, lại có Đồng nhưng xin tiến căn là xong.

- Tiền kiếp là người vì lý do nào đó mà có vay nợ ông Thánh, kiếp này phải trả nợ Tứ Phủ mới được yên. ......v v.

Như vậy ta hiểu là: Người có căn quả là người nợ Tứ Phủ Người nợ mã Tứ Phủ thì không nhất thiết phải có Đồng.

Phúc Tâm Pháp Sư

Nghệ sĩ choáng với thu nhập khủng của người phục vụ hầu đồng

Theo nghệ sĩ hài Vượng râu, trong giới thanh đồng không hiếm chuyện hoang phí. Họ làm để khoa trương thanh thế, để các thủ nhang đồng đền, con nhang đệ tử nhìn vào “hoa mắt”.

Chính vì vậy mà đây trở thành “mảnh đất” mang lại thu nhập siêu lợi nhuận cho các đồng thầy, người kinh doanh và thậm chí là người hát văn...


Một buổi thực hiện nghi thức thờ Mẫu Tam phủ. Ảnh minh họa, không liên quan tới bài viết. 

Không Thánh thần nào khuyến khích sự xa hoa, lãng phí 


Trong giới nghệ sĩ không hiếm chuyện nghệ sĩ là những thanh đồng, đồng đền khá nổi tiếng. Miền Nam có danh hài Hoài Linh, nghệ sĩ cải lương Thoại Mỹ, diễn viên Thiên Bảo... Miền Bắc có NSND Lan Hương, nghệ sĩ hài Vượng râu… hay kín tiếng hơn thì có ca sĩ Phương Thảo, ca sĩ Minh Khánh... Tuy nhiên, với trọng trách là người nổi tiếng nên mối nhân duyên “phụng sự việc Thánh” của họ cũng được phân định bằng lý trí, khoa học chứ không mang màu sắc mê tín dị đoan.

Là một thanh đồng từ nhiều năm nay, nghệ sĩ hài Vượng râu cũng dành dụm chắt bóp để xây nên khu “Thiên Trường vọng phủ” trên diện tích 1.000m2 ở Thạch Thất, Hà Nội. Khu phủ thờ được anh xây từ năm 2012 đến nay khá khang trang và nghiêm cẩn. Lâu lâu anh lại chăm chút thêm những chậu hoa, cây cảnh được sưu tầm từ nhiều tỉnh thành sau mỗi lần đi diễn. Đến nay, khu phủ thờ của anh được định giá lên đến hàng chục tỷ đồng.

Nghệ sĩ hài Vượng râu cho biết, mỗi năm anh hầu 4 vấn, gồm: đầu năm, cuối năm, lễ vào hè và ra hè. Hỏi anh, hầu 4 vấn/năm như vậy có quá sức không, anh bảo: “Nếu quá sức thì tôi đã không làm rồi. Thực ra cũng không có quy định hay bắt buộc phải hầu đủ 4 vấn. Nếu làm 2 vấn đầu năm và cuối năm cũng được, nhưng mình là thủ nhang, không hầu thì thấy bứt rứt lắm”.


Nghệ sĩ Vượng râu trong một giá hầu gần đây tại Phủ của anh 

Về chi phí cho mỗi lần hầu, nghệ sĩ hài Vượng râu chia sẻ: “Vì tôi làm đều đặn các kỳ nên không làm lớn. Theo tôi biết, có những vấn hầu lớn chi phí lên đến tiền tỷ. Còn tôi coi đây là căn nghiệp phải trả nên có đến đâu thì làm đến đó. Cũng có năm phải đi vay tiền để làm đấy, đó là khi tôi vừa xây phủ thờ xong, hết tiền nên lo lắm. Mấy hôm sau thì ký được hợp đồng bằng đúng số tiền đã bỏ ra để hầu: 150 triệu đồng”.

Như vậy, tính sơ sơ mỗi năm Vượng râu cũng bỏ ra khoảng nửa tỷ đồng để hầu đồng, một số tiền không phải nhỏ. Anh bảo: “Nếu đứng ngoài nhìn vào thì sẽ cho rằng chúng tôi hoang phí, mê muội. Nhưng đây là vấn đề tâm linh, phải soi chiếu nó trong sự tương quan chứ không thể nhìn bằng sự cực đoan. Chẳng hạn, dù có “căn đồng” nhưng sẽ không bao giờ thấy tôi đi xem bói hay bói toán cho ai, cũng chưa bao giờ chen chân khấn vái ở các chùa, miếu. Đến bây giờ, tôi vẫn chưa biết đến chùa Hương, Yên Tử... hay những ngôi đền chùa nổi tiếng khác vào những lúc đông đúc. Có đi thì tôi đi vào những lúc vắng vẻ, thanh tịnh. Hầu đồng thực ra cũng là một cách tu, tu chính là sửa mình”.

Tuy nhiên, nghệ sĩ hài Vượng râu cũng thừa nhận rằng, trong giới thanh đồng không hiếm chuyện hoang phí. Họ làm để khoa trương thanh thế, để các thủ nhang đồng đền, con nhang đệ tử nhìn vào “hoa mắt”. Nhưng chẳng có Phật, Thánh nào khuyến khích sự xa hoa lãng phí cả. Giữa cái tâm linh vẫn phải sử dụng lý trí và khoa học để soi chiếu, tránh sa đà vào sự mê muội.

Thù lao từ vài triệu đến cả trăm triệu đồng



Ca sĩ Minh Khánh cũng cho biết, anh ra "hầu" từ hơn 10 năm nay, trước khi là một ca sĩ 

Cũng là một thanh đồng từ chục năm nay, ca sĩ Minh Khánh cho biết, anh mở điện mở phủ từ trước khi trở thành ca sĩ nên có vốn kiến thức khá rộng về lĩnh vực thờ Mẫu. Với Minh Khánh, việc ra trình đồng trình lính là căn duyên phải trả nên dù mở điện nhưng anh không làm cho ai, chỉ coi đó là chốn để thể hiện tín ngưỡng, đức tin của mình với đạo Mẫu. Có năm anh làm 4 vấn, nhưng có năm cũng chỉ 2 vấn. Chính vì vậy mà mỗi giá hầu của anh khoảng 40-50 triệu đồng và được sự phát tâm gieo duyên làm phúc của đông đảo thanh đồng, bạn bè trong giới khá nhiều.

Hỏi về những tiêu cực trong giới hầu đồng, anh cho biết: “Về cơ bản, nhiều người có “căn”, vì vậy mà nhiều thầy đồng lợi dụng điều này để xem tướng số, ai đến cũng phán là “có căn, nếu không ra trình đồng trình lính thì sẽ nguy hiểm đến tính mạng”. Nói như thế thì ai mà không sợ. Những thầy này cũng kiêm luôn việc làm lễ, mua sắm lễ vật. Bảo phải vài chục triệu mới làm. Hầu xong thì khuyên mở điện mở phủ. Nhưng người trong giới thì sẽ cân nhắc rất kỹ để lựa chọn người mở điện cho mình. Đó phải là người có tâm, cuộc sống viên mãn, con cái đề huề... gọi là có phúc thì mở điện mới “mát tay”.

Còn theo thầy Huyền Tích, một thầy đồng có tiếng trong tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ thì, dù phụng sự việc thánh nhưng trong giới đồng thầy không ít người bài xích lẫn nhau để tranh giành các “mối hầu”, mở điện mở phủ. Nhiều người lấy sự thành đạt của người thầy qua sự hoành tráng, tiền hô hậu ủng hay là hầu đẹp, nhiều niên đồng mà không ra sức học đạo làm phúc, tích phúc. Mình còn tham, còn mê thì độ được cho ai?

Sau mỗi vấn hầu, dù các thầy đồng luôn nói rằng mức thù lao được trả chỉ 1 triệu đồng/vấn nhưng trên thực tế con số này lớn hơn rất nhiều. Nó cũng tùy thuộc vào kinh tế của gia chủ, có khi vài triệu đồng, nhưng cũng có thầy được nhận vài chục triệu đồng, thậm chí hàng trăm triệu đồng cũng có. Nghệ sĩ hài Vượng râu đưa ra một thông tin: “Cung văn sau mỗi vấn hầu, riêng tiền lộc đã lên đến vài chục triệu đồng. Mỗi cung có chừng 3 - 4 người hát. Từ đó có thể suy ra mức thù lao của thầy đồng, chắc chắn phải lớn hơn người hát”. “Về Phủ Dầy (Nam Định) vào dịp đầu năm, các cung văn nhiều người lạc hết cả giọng, vì hát thâu đêm suốt sáng, có ngày phục vụ cho 4 đoàn hầu. Nói nghề này là siêu lợi nhuận cũng phải”.

Theo nghệ sĩ hài Vượng râu, nhiều đền, phủ mang danh “phụng sự việc Thánh” nhưng thực chất chẳng khác gì kinh doanh với những khoản cát-sê siêu lợi nhuận. Nghệ sĩ hài Vượng râu ví von: “Có ai chữa bệnh mà tiếc tiền đâu và cũng chả ai đi mua thuốc mà trả giá cả. Người bán bảo bao nhiêu biết bấy nhiêu… thì nghề này cũng thế. Đó là một nghề rồi chứ không còn mang ý nghĩa ban đầu là căn nghiệp phải trả”. 



Minh Nhật



Khi nào thì thật sự cần và nên phải trình đồng mở phủ?

Xem bói thầy bảo căn cao số nặng phải trình đồng mở phủ. Khi nào thì thật sự cần và nên phải trình đồng mở phủ? Những người làm việc nhà Thánh là những người phải có yếu tố nào?


"Có bệnh thì vái tứ phương" cho nên khi đến những nơi thầy bà thì không nói gì họ cũng biết ta đang có những vấn đề trong cuộc sống như tình cảm, công việc, gia đình... đó là những rắc rối hết sức bình thường mà kiếp người ai cũng phải trải qua. Chỉ khác nhau ở cách chấp nhận và giải quyết vấn đề của mỗi người, tự tại hay đau khổ đều do đây mà ra.

Nhân đây chúng tôi xin mạo muội làm rõ về vấn đề Trình đồng mở phủ, những mong quý vị khắp nơi hiểu rõ về nguyên tắc trong siêu hình để tránh bị thầy bà xấu lợi dụng gạt tiền; nghĩ mình đang làm việc cho thánh thần mà tại sao cuộc sống không khá hơn, trái lại còn xấu đi !

Vấn đề ở đây là những ai thì thật sự cần và nên phải trình đồng mở phủ? Những người làm việc nhà Thánh là những người phải có yếu tố nào?

Những người làm việc cho thần linh, cho vô hình phải là người có căn duyên và quan trọng phải có khả năng thông linh với phần vô hình. Do vậy những người làm việc cho Tứ phủ cũng phải có những yếu tố như vậy, người ta hay gọi giới hầu đồng là đồng cốt, đồng cô bóng cậu, đồng bóng... là những cách gọi mỉa mai của người đời cho những người không phải làm việc nhà Thánh mà tự xưng, tự phong; không có thông linh được với vô hình, không có quyền năng về tâm linh nên họ bày vẽ ra đủ trò để hù dọa và gạt tiền người nhẹ dạ, cả tin.

Những người có căn duyên ăn lộc Tứ phủ, làm việc cho Tứ phủ chỉ chiếm số ít trong hàng ngũ thầy bà hiện nay. Còn lại thì chỉ có vẻ ngoài hình thức, mà cái bên trong họ không có được sự cảm ứng với thần linh. Câu nói: "Chiếc áo không làm nên thầy tu" hoàn toàn đúng trong trường hợp này.

Tóm lại, người nào có căn duyên được Thánh thần thị hiện, dẫn dắt thì sẽ là người mở phủ trình đồng làm việc cho Tứ phủ. Chuyện Thánh thì sẽ do nhà Thánh chọn, chứ không phải do con người chọn. Người có căn duyên sẽ được Thánh thần chọn bằng cách này hoặc cách khác. Người bình thường thì chỉ nên tín ngưỡng thần linh, cầu nguyện với trời Phật, làm lành tránh dữ thì cũng sẽ có cuộc sống an lành, được ân phước của trời Phật.

Hỏi Đáp Tâm Linh Huyền Bí 

Hầu đồng: lãng phí hay đáng tôn vinh?

Lâu nay, câu chuyện tín ngưỡng hay mê tín vẫn là chủ đề không có hồi kết. Trên thực tế, không phải lúc nào cũng có thể phân biệt rạch ròi giữa tôn giáo, tín ngưỡng và mê tín dị đoan. Bởi cùng một hiện tượng, tùy vào niềm tin, tri thức, văn hóa và hoàn cảnh thực tại mà mỗi người trong chúng ta sẽ có những đánh giá khác nhau, thậm chí hoàn toàn trái chiều.


 Cổng đền Phố Cát - Thạch Thành, Thanh Hóa 

Giá trị bản địa của tục hầu đồng 

Với bản chất một tín ngưỡng như Tứ phủ, trước hết cần nhìn nhận giá trị bản địa của tục hầu đồng. Có nghĩa đây là tín ngưỡng nội sinh của dân tộc Việt Nam chứ không phải du nhập từ bên ngoài như Phật giáo hay Thiên chúa giáo... Với hệ thống điện thần hầu hết tôn vinh các nhân thần có nguồn gốc bản địa ở ngôi vị các Thánh Mẫu, Quan lớn, Chầu bà, Ông hoàng và các Cô, các Cậu.., bao đời nay, đây là một trong những niềm tin tín ngưỡng của người dân Việt Nam từ chốn cao sang cho tới nghèo hèn. Đó là một giá trị văn hóa lớn lao không thể phủ nhận. Tôi từng chứng kiến những bà đồng đã ngoài 80 tuổi đang ốm nằm mấy ngày không ăn uống gì. Vậy mà sau một vấn hầu kéo dài gần 6 tiếng, cụ đã trở nên khỏe mạnh, ăn uống và đi lại bình thường.

Ở đây, có một sự biện giải, rằng không nhất thiết phải có lý hay có thật, bởi đó là niềm tin. Thực tế niềm tin của con người có thể đem lại những sức mạnh bất ngờ ảnh hưởng trực tiếp đến sự biến đổi của cuộc sống. Khoa học giờ đây đã chứng minh, niềm tin có thể tạo ra trạng thái tự kỷ ám thị, ở một mức độ có thể giúp con người phần nào vượt qua được đau khổ, bệnh tật... Có lẽ, tính hữu dụng của niềm tin tôn giáo là một vấn đề khó có thể phủ nhận. Trong cuộc sống, rất nhiều cái “ảo” mà lại có tác dụng hơn cả cái mà ta cho là “thật”!

Khác với Phật giáo hay Thiên Chúa giáo phủ dụ lòng người, xoa dịu nỗi đau trần thế bằng hệ thống giáo lý kinh kệ, tín ngưỡng Tứ phủ lại lấy nhạc Chầu văn làm phương tiện chuyển tải niềm tin. Có thể nói người ta đã phát huy tối đa vai trò của nghệ thuật âm nhạc trong hầu đồng. Với hệ thống làn điệu và lời ca phong phú, nhạc Chầu văn được xem như một thành tố hữu cơ của tín ngưỡng Tứ phủ. Cũng có thể nói chính tín ngưỡng Tứ phủ đã đóng góp cho nền âm nhạc cổ truyền dân tộc một thể loại nhạc tín ngưỡng đặc sắc mang tính chuyên nghiệp mang tên Chầu văn.

Và, người ta vẫn đánh giá một vấn hầu đồng như một sân khấu diễn xướng mang tính dân gian. Bởi vậy, bên cạnh vấn đề tín ngưỡng, rõ ràng chiếu hầu đồng còn có tác dụng như một “sân chơi” nghệ thuật khá nghiêm túc. Trong đó, như một diễn viên “sân khấu” tâm linh, chân đồng sẽ lần lượt hóa thân thành các vị thánh trên điện thần. Thử tưởng tượng khi con người bỗng chốc có thể được đám đông hò reo tôn vinh bái lạy như một nhân vật thánh thần kiệt xuất (hoặc giả một vai diễn tâm linh), âu đó cũng là một yếu tố hấp dẫn người gia nhập tín ngưỡng.

Lãng phí hay đáng tôn vinh? 

Người ngoài tín ngưỡng hay không có chung niềm tin với các ông đồng bà đồng thì ắt sẽ thấy sự lãng phí vật chất ở các vấn hầu đồng. Chuyện ban tài phát lộc hàng trăm nghìn mỗi lần vung tay hay chuyện sắm sanh đồ mã trị giá hàng trăm triệu ở đây là điều không lấy gì làm lạ. Người ta giàu có, muốn thực hành những nghi thức tốn kém để giải quyết niềm tin tín ngưỡng cho người ta, đấy là điều có lẽ khó can thiệp. Trong giới bản hội tín ngưỡng Tứ phủ, “đồng nghèo lính khó” thì nhiều khi chỉ dăm trăm nghìn đến một vài triệu là cũng có thể sắm sửa một vấn hầu đồng tươm tất. Nhưng với những chân đồng giàu có, rõ ràng tiền của bỏ ra để hành lễ sẽ không thành vấn đề.


Đó là chưa kể đến những tâm lý ganh đua thể hiện cái “tôi”, cái “oai” kiểu “làng xã” luôn song hành cùng niềm tin tín ngưỡng. Ai cũng muốn mình “sang nhất”, có “vị thế” hơn người - đó là một tâm lý tự nhiên đời thường chứ không chỉ riêng ở giới các chân đồng Tứ phủ. Tôi đã từng chứng kiến những vấn hầu đồng mà chủ nhân phải thuê cả chuyến xe tải chở đồ lễ đến để chuẩn bị cho “thánh nhập đồng ban tài phát lộc”, cũng không lấy gì làm lạ!

Nếu bình tĩnh nhìn nhận hiện tượng tín ngưỡng, sẽ thấy có nhiều điều đáng tôn vinh như những giá trị di sản văn hóa dân tộc. Những điều khác mà giả sử chúng ta không mấy hứng thú, thậm chí có thể cảm nhận là bất hợp lý hay nhăng nhố (?) nhưng nếu không xâm hại đến an ninh xã hội hay quyền tự do con người thì có lẽ cũng nên chấp nhận, như một sự tôn trọng niềm tin tín ngưỡng. Bởi ở góc độ thực dụng, tôn giáo tín ngưỡng cũng phần nào giống như nghệ thuật âm nhạc, đã góp phần xoa dịu nỗi đau con người trần thế và tạo dựng, kích thích sự hứng khởi trong cuộc sống thực tại cũng như niềm tin vào một tương lai tươi sáng.

Còn nếu chỉ đánh giá đơn thuần tính hiện thực của sự vật, sự việc, ắt sẽ phải xem lại cả những kho tàng truyện thần thoại, cổ tích, trường ca, huyền thoại dân gian... chứ không chỉ tín ngưỡng tôn giáo. Niềm tin của con người, suy cho cùng sẽ là hiện thực, là chân lý với người này, những cũng có thể là sự mông muội, hoang tưởng với người khác, tùy vào ý thức, tri thức và hoàn cảnh văn hóa của mỗi người trong chúng ta.

Bùi Trọng Hiền


Mô tả chân thực cuộc sống dưới âm phủ, nghe xong rất nhiều người đều tin

Bạn có thực sự tin rằng có sự tồn tại của địa ngục không? Trên đời này có ma quỷ tồn tại không? Một người thời nhà Thanh đã mô tả lại trải nghiệm cuộc sống dưới âm phủ hết sức chân thực của mình.

Vào thời nhà Thanh, có một người tri thức khoảng 19 tuổi tên là Lê Chú, trong một giấc mơ thấy một người đến tìm mình, lễ phép nói có việc muốn nhờ, Lê Chú nhận lời mà không suy nghĩ, người đó nghe xong tạm thời rời đi. Vài ngày sau trong giấc mơ, người hôm nọ lái xe ngựa đến đón anh, đi đến một nơi giống như công đường, Lê Chú được yêu cầu thăng đường thẩm vấn tội phạm. Từ đó về sau mỗi ngày anh đều nằm mơ đến những sự việc xảy ra dưới âm phủ…



Bạn bè của Lê Chú sau khi biết chuyện liền hỏi thăm chi tiết cụ thể, tập hợp lại thành “U minh vấn đáp lục” ghi chép hỏi đáp về âm phủ, chúng ta cùng xem bên trong nói gì nhé!

1. Ai quản lý ông dưới âm phủ? Đảm nhiệm chức vụ gì? Nội dung công việc là gì? Tại sao âm phủ lại đến tìm ông? 

 Lê Chú: “Tôi là thuộc hạ của Đông Nhạc Đại Đế, đảm nhiệm chức vụ xử lý tư pháp, quản lý năm tỉnh Hoa Bắc, phụ trách xử lý vụ án người chết trong vòng 10 tháng, bồi thẩm viên có 4 người, nhưng có vô số âm binh làm tay sai, mà nguyên nhân âm phủ tìm tôi để làm thẩm phán, nghe nói bởi vì tôi là thẩm phán chuyển sinh.


2. Tại sao ông chỉ làm thẩm phán trong 4, 5 năm? Ông làm việc dưới âm phủ chẳng phải sẽ tránh được khổ đau trong luân hồi sao? 


Lê Chú: “Bởi vì tôi không muốn làm quan âm phủ quá lâu, nhiều lần từ chức mà không được phép, sau đó nhờ dốc tâm tu luyện theo Phật Pháp mới có thể miễn đi chức vụ, theo như tôi điều tra, kiếp sau sẽ chuyển sinh đến vùng Hà Nam, muốn thoát khỏi luân hồi đâu có dễ!”


3. Sau khi chết sẽ trở thành quỷ sao? Tại sao có người hiển linh, có người không?


Lê Chú: “Ngoại trừ thần thánh, nói chung sau chết sẽ có lục đạo luân hồi, bởi vì cõi ngạ quỷ chỉ là một trong sáu đường chuyển sinh, cho nên chết đi sẽ không nhất định là quỷ, nếu như luân hồi vào cõi ngạ quỷ, người thân thích ở trần gian cúng bái thỉnh cầu thì có thể hiển linh, nhưng nếu sau khi chết lên trên trời hoặc xuống địa ngục thì sẽ không hiển linh. Nếu như mệnh của một người chưa đến lúc chết nhưng lại chết đi, linh hồn sẽ chưa siêu thoát, lang thang bên ngoài, khả năng gặp con người rất cao.”


4. Trong lịch sử có rất nhiều người vĩ đại như Khổng Tử, Mạnh Tử, tại sao người đời lại thờ cúng, cũng không thấy họ hiển linh?


Lê Chú: “Những vị thần đó tiến nhập vào thế giới của chúng ta để chỉ dạy chúng sinh, khi hoàn thành nhiệm vụ họ sẽ rời đi đến một thế giới khác, tiếp tục đi cứu độ chúng sinh ở một thế giới khác, họ đi tới đi lui trong vũ trụ vô hạn.”


5. Sau khi chết thật sự có chuyển sinh sao? 

Lê Chú: “Có sinh ắt có tử, có tử cũng ắt có sinh, nhưng bởi vì sau khi chết cái còn tồn tại là tinh thần chứ không phải vật chất, cho nên chỉ có thể dùng tinh thần để lĩnh hội, tu hành có thể nâng cao tinh thần của con người, duy chỉ có thông qua tu luyện mới có thể chứng thực được luân hồi.”

6. Quỷ so với người ai nhiều hơn? Người sợ quỷ hay là quỷ sợ người? 

Lê Chú: “Quỷ dưới âm phủ so với người ở dương gian đông hơn rất nhiều, quỷ tại dương gian nhiều lúc đi lại ở nơi tối tăm, người sợ quỷ, quỷ cũng sợ người, nhất là chính nhân quân tử quỷ không dám lại gần, nhưng đối với người có tâm bất chính thì quỷ thích đùa cợt.”


7. Lúc chết “linh hồn ly thể” sẽ cảm thấy thống khổ không? 


Lê Chú: “Nếu chết vì bệnh tật, linh hồn ly thể sẽ không hề cảm thấy thống khổ, nhưng nếu lúc chết còn quyến luyến người thân, bạn bè, tài sản, v.v. thì sẽ cảm thấy thống khổ, vì vậy một người khi còn sống luôn giữ được tâm thanh tịnh thì khi chết không có đau khổ.”


8. Người chết và người bị giết hại, hồn ma của họ có khác nhau? Hồn ma có già yếu đi không? 


Lê Chú: “Khuôn mặt hồn ma chết thảm không rõ, có vết thương rỉ máu, còn lại hồn ma bình thường không có khác biệt, giống với lúc trước khi chết, cũng không bị già yếu đi theo thời gian.”


9. Ăn, mặc, đi đứng, ngủ nghỉ dưới âm phủ như thế nào? 

Lê Chú: “Thức ăn dưới âm phủ không ngon bằng thức ăn ở dương gian, hơn nữa người dương gian không thể thưởng thức thứ đó, một lần ăn thì họ có thể no trong nhiều ngày, không cần một ngày phải ăn ba bữa như người trần, quần áo thì mặc giống với người dương gian. Quỷ nghỉ ngơi tùy ý, không giống như con người phải ngủ 7, 8 giờ một ngày. Quỷ đi rất nhanh, không chậm chạm giống như người.”

10. Quỷ có ngày lễ tết không, gia đình như thế nào? Bên kia khí hậu ra sao? 

Lê Chú: “Quỷ có lễ hội, không có cuối tuần, kết hôn nhưng không cần bạn đời. Dưới âm phủ có ngày đêm nhưng không nhìn thấy ngôi sao.”


11. Âm phủ có pháp luật không? Thẩm phán có sai lầm không?


Lê Chú: “Dường như không có pháp luật âm phủ, kết tội nặng nhẹ tùy theo hậu quả mà cân nhắc. Thẩm phán kết tội tuyệt đối không xảy ra sai lầm, bởi vì tội trạng đều trải qua điều tra tinh vi, cho nên chưa từng mắc sai lầm.”


12. Hình phạt dưới âm phủ có bao nhiêu loại? 

Lê Chú: “Hình phạt dưới âm phủ so với dương gian tàn nhẫn hơn gấp trăm lần, tôi khuyên người trần gian thà chịu trừng phạt trong cuộc đời còn hơn xuống âm phủ chịu hình phạt. Thí dụ như tại dương gian giết mười mạng người, nhiều lắm là xử tử một lần, nhưng ở âm phủ lại xử tử trăm lần.”

13. Người thiện ác, Quỷ Thần làm sao có thể biết rõ?

Lê Chú: “Quỷ Thần có thể nhìn thấy những điều mà người thường không thấy, trên đầu người có tư tưởng thiện ác sẽ theo đó mà phát ra ánh sáng màu hồng, vàng, trắng, đen. Tôi từng thấy rất nhiều tên quỷ phạm tội bào chữa cho mình nhưng khi tôi đưa ghi chép phạm tội cho nó xem, hầu hết đều cúi đầu nhận tội.”


14. Đức hạnh mà âm phủ tôn trọng nhất và căm giận nhất là gì? 


Lê Chú: “Âm phủ tôn trọng nhất đối với nam là trung hiếu, nữ là tiết hiếu, hai loại người này dù có tội cũng sẽ được xử nhẹ, căm giận nhất là giết người và dâm dục, trong đó giết người tội lớn hơn so với dâm dục.”


15. Âm phủ coi trọng tôn giáo nào? 

Lê Chú: “Âm phủ không quản những hồn ma thiện lương, như người tu hành sau khi chết sẽ lên trên trời, không xuống địa ngục. Âm phủ coi trọng Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo, nhưng coi trọng nhất có thể nói là Phật giáo.”


16. Người dương gian thỉnh mời hòa thượng hoặc đạo sĩ siêu độ người đã chết, rốt cuộc có tác dụng không? 


Lê Chú: “Hòa thượng hoặc đạo sĩ tụng kinh siêu độ cho người chết là vì tăng thêm phúc đức cho mình, tụng kinh tốt nhất là trong khoảng thời gian 49 ngày sau khi chết, qua khoảng thời gian này, người chết có thể đã đầu thai chuyển sinh.”


17. Công đức từ tụng kinh niệm Phật lớn như vậy, tại sao chư quỷ không niệm, dùng cách này để giải thoát?


Lê Chú: “Tu hành là phải tranh thủ thời gian còn sống tại dương gian mà làm, nếu như chờ sau khi tắt thở mới lại tu hành, đến lúc đó chỉ e là không thể” 

18. Vì sao âm phủ tìm người hầu ở dương gian? 

Lê Chú: “Bởi vì người phú quý có thần bảo hộ, cho nên khi trong nhà họ có người chết, quỷ dưới âm phủ không có cách nào tiếp cận, lúc đó có người dương gian làm tay sai đi chấp hành mệnh lệnh, vì vậy âm phủ thường dùng người dương gian làm người hầu.”

Lê Chú từng đến âm phủ đảm nhiệm chức quan thẩm phán kể lại câu chuyện khiến cho mọi người hết sức chấn động, nghe xong lời vấn đáp này, dù bạn tin hay không thì cũng coi đó là những bài học giáo huấn, để chúng ta có thể đối chiếu và trở thành người tốt hơn, thiện lương hơn, nghĩ cho người khác nhiều hơn… Để giả sử như có kiếp sau thì chắc chắn rằng chúng ta cũng sẽ có một kiếp sống mới tốt đẹp hơn.

Huy Hoàng

Văn khấn khi đi lễ Đền, Điện

(Nơi đền có phối thờ phật thánh thì khấn nam mô a di đà phật, đền chỉ thờ thánh thì khấn nam mô hương vân cái bồ tát )

Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô Bổn sư thích ca mâu ni phật
Nam mô Đại từ đại bi cứu khổ cứu nạn quán thế âm bồ tát
Nam mô phật, nam mô pháp, nam mô tăng
Con lạy chín phương trời, mười phương chư Phật
Ngũ phương ngũ phật, thập phương thập phật. Hằng hà sa số Đức Phật

Con khấu đầu cung Phật thỉnh Thánh, con sám hối Thiên phủ, Địa phủ, Thoải phủ, Nhạc phủ.

Đệ tử con nhất tâm cung thỉnh tam phủ công đồng, tứ phủ vạn linh

Con lạy Đức vua cha ngọc Hoàng, Nhạc Phủ Thánh Đế, Thủy Phủ Thánh Đế, Địa Phủ Thánh Đế

Con lạy Cửu trùng thánh mẫu, bán thiên công Chúa Thiên tiên thánh mẫu

Kính lạy địa tiên thánh mẫu quỳnh hoa Liễu Hạnh Vân Hương Thánh Mẫu

Mã Hoàng Công chúa, sắc phong Chế Thắng Hoà Diệu đại vương, gia phong Tiên Hương thiên tiên Thánh Mẫu.

Kính lạy Thánh Mẫu Đệ Tam thủy cung, Xích Lân long Nữ,Thủy Tinh Công chúa

Kính lạy Đức Mẫu thượng ngàn Diệu nghĩa diệu tín thiền sư

Tuần Quán Đông Cuông đệ nhị đỉnh thượng cao sơn triều mường Sơn tinh công chúa Lê Mại Đại Vương.

Con lạy trần Triều hiển thánh Hưng Đạo Đại Vưong

Trần triều Khải Thánh , Vương Phụ Vưong mẫu Vương phu nhân

Tứ vị Vưong tử- Nhị Vị Vương cô- vương tế vương tôn. Liệt vị tướng tướng công đồng Trần Triều

Con Lạy chúa đệ nhất Tây Thiên, chúa đệ nhị Nguyệt hồ, Chúa đệ tam Lâm Thao, Chúa Thác Bờ, Chúa Ngũ Phương, Chúa Mọi, Chúa cà phê

Con kính lạy Ngũ vị tôn quan, thập vị chầu bà, Tứ phủ ông hoàng, tứ phủ tiên cô, tứ phủ thánh cậu

Con lạy ngũ dinh thần tướng-ngũ hổ thần quan Con lạy thanh xà tướng quân- bạch xà tướng quân

Con lạy công đồng các bóng các giá, mười tám cửa rừng, mười hai cửa bể.

Con lạy quan cai đầu đồng chầu bà bản mệnh

Con lạy ngài tân Đương niên thiên quan.

Con lạy các Ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Long mạch Tài thần, các Bản gia Táo Quân, chư vị tôn thần.


Đê tử con là:.................................
Ngụ tại:.........................................
Kim niên kim nguyệt, cát nhật lương thời ... niên ….. nguyệt …… nhật thời Cung nghênh khánh tiệc……( Hoặc nay nhân ngày lành tháng tốt) Đệ tử con cùng toàn thể gia chung nhất một lòng tòng một dạ, lễ mỏng tâm thành tay chắp gối quỳ, mang miệng tới tâu, mang đầu vọng bái. Cúi xin Phật, Thánh, Chúa, Tiên rủ lòng thương xót chấp kỳ lễ bạc, xe loan giá ngự, giáng phúc lưu ân, chứng minh công đức. Phù hộ độ trì Quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, nhà nhà được ấm no hạnh phúc, tứ thời không hạn ách nào xâm, tám tiết hưởng vinh quang thịnh vượng.

Đệ tử con thiết nghĩ, đệ tử phúc mỏng nghiệp dày, từ kiếp trước đến nay do hữu ý hay vô ý con gây nhiều tội lỗi, nay con cùng toàn thể gia quyến xin khấu đầu khấn nguyện phát tâm bồ đề, làm lành tránh dữ, tu tâm dưỡng tính, phóng sinh, bố thí, bồi đắp công đức, rèn luyện đạo hạnh, cúi xin bề trên thương xót độ cho các oan gia trái chủ do tội lỗi con gây ra được hưởng phước báu siêu sinh tịnh độ.

Kính xin bề trên soi xét cho cửu huyền thất tổ bảy đời, chín kiếp nội, ngoại, được hưởng đầy đủ công đức, phước báu siêu sinh về cõi an lành.

Cúi xin Phật, Thánh, Chúa, Tiên tùy duyên ban cho con và gia đình được bình an, sức khỏe, khai mở trí huệ, tu hành tinh tấn, cho gia trung con được trong ấm ngoài êm nhân khang vật thịnh duyên sinh trường thọ.

Cầu cụ thể việc gì thì khấn thêm nội dung……….

Nhất tội Ngài nhất xá, vạn tội ngài vạn thương.

Đệ tử con lễ bạc tâm thành con giàu một bó con khó một nén giàu làm kép hẹp làm đơn,Thiếu Ngài cho làm đủ vơi Ngài cho làm đầy. Cúi xin Ngài chấp kỳ lễ vật, chấp lễ chấp bái. Chứng tâm cho lời kêu tiếng khấn của con bay như phượng lượn như hoa tới cửa ngài ngồi tời ngai ngài ngự. Cho con sở nguyện như ý sở cầu tòng tâm.

Con cúi xin gia tiên tổ đường nội ngoại, tổ cô mãnh tướng linh thiêng tới hầu tại cửa phật thánh, tấu thay cầu đỡ cho con, cháu, chắt của Tổ được kêu thấu tấu nổi, đắc lễ, đắc bái, đắc yêu, đắc cầu. Đức tổ cao minh tận thương tận độ.

Dãi tấm lòng thành cúi xin chứng giám.

Con xin đa tạ

Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!

( Tham khảo )

BÀI ĐĂNG NỔI BẬT

Để bát đũa dở, rác thức ăn qua đêm cẩn thận chiêu vong

I/ THÓI QUEN ĐỂ BÁT ĐŨA QUA ĐÊM ………………………………………………............ Nhiều gia đình có thói quen để BÁT ĐŨA DỞ của bữa tối - đến sáng hôm...

BÀI ĐĂNG PHỔ BIẾN NHẤT